Bãi tập kết chất thải "sôi sùng sục”, bốc khói nghi ngút ngay bên cạnh ruộng đồng; Hàng trăm tấn cá lồng bè Hải Dương chết nổi trắng trên sông... là những phản ánh Hộp thư Nông Thôn Xanh nhận được từ độc giả trong tuần qua.
Bãi tập kết chất thải “sùng sục”, bốc khói nghi ngút ngay bên cạnh ruộng đồng
Độc giả Lê Dũng – Huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Mới đây, tại thôn Trung Đạo, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, chúng tôi phát hiện một điểm tập kết chất thải rất nguy hiểm. Ở thời điểm chúng tôi đến ghi hình, điểm tập kết đang sôi sùng sục, bốc khói nghi ngút. Chất thải có dạng bột và lỏng, đen đặc quánh, kết hợp với một lượng đất cát khổng lồ san lấp lên. Mùi bốc lên rất đáng sợ, lại gần vừa cay mắt vừa không thể thở được. Đáng nói, điểm tập kết nằm ngay cạnh khu dân cư, sát ruộng đồng, các dòng kênh và các nhà máy.
Chúng tôi rất lo lắng về khu vực tập kết này, vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến nguồn đất, nguồn nước, và tác động trực tiếp tới đời sống, sản xuất nông nghiệp của người dân xung quanh. Mong Nông Thôn Xanh vào cuộc, phản ánh tới các cơ quan chức năng để giải quyết tình trạng bãi thải này, giúp người dân chúng tôi có thể ổn định cuộc sống.
Hàng trăm tấn cá chết nổi trắng trắng lồng bè trên sông, nông dân khốn khổ kêu cứu
Độc giả Nguyễn Thị Lữ – TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Từ đầu tháng 4, tại các lồng bè nuôi cá của nhà tôi và các hộ dân xung quanh trên sông Thái Bình, TP Hải Dương xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Cá chết chủ yếu là cá chép, tới nay số lượng cá chết của khu vực đã lên tới hơn 300 tấn và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nguyên nhân ban đầu là do hàm lượng oxi trong nước xuống rất thấp. Chúng tôi rất đau xót trước cảnh cá sắp vào vụ thu hoạch mà giờ mất trắng, kèm theo thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Đây là lần thiệt hại nặng nề nhất từ nhất từ trước tới nay của những hộ nuôi cá chúng tôi.
Giờ những con cá còn sống chúng tôi phải bán vội với mức giá bằng 1/3 ngày thường, còn những con cá đã chết chỉ bán được 1.000 – 2.000 đồng/kg cho các đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi. Người nông dân chúng tôi chưa bao giờ khốn khổ đến thế, mong Nông Thôn Xanh chia sẻ để các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm có thể giúp đỡ chúng tôi bằng các hình thức khác nhau, giúp chúng tôi vượt qua đợt khó khăn này.
“Thứ 7 xanh” của sinh viên tình nguyện - nâng cao ý thức trách nhiệm với môi trường và xã hội
Định kỳ hàng tuần, nhóm sinh viên tình nguyện của trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh chúng minh lại tổ chức ngày “Thứ 7 xanh”. Địa điểm tổ chức tuần vừa rồi là tại khu vực công viên phường An Khánh. Các bạn sinh viên đã hăng say tham gia vào hoạt động dọn dẹp, nhặt sạch rác thải, hoàn thiện các bức tranh cổ động, lan tỏa thông điệp chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp. Mỗi bước chân của chúng ta, mỗi cành hoa được cấy vào đất, đều là một hành động nhỏ nhưng ý nghĩa, góp phần tạo nên không gian trong lành cho cộng đồng và môi trường sống.
Không chỉ là một chương trình tình nguyện, mà "Thứ 7 Xanh" còn là dịp để chúng mình cùng nhau tạo nên tinh thần đoàn kết, nâng cao ý thức trách nhiệm với môi trường và xã hội. Mỗi nụ cười, mỗi giọt mồ hôi trên khuôn mặt, đều là minh chứng cho sự quyết tâm và lòng nhiệt huyết của các bạn sinh viên tình nguyện, mong chương trình Nông Thôn Xanh chia sẻ.
Nhặt rác bảo vệ môi trường – từ bài tập lý thuyết đến hành động
Độc giả Công Lịnh – huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
Tuần trước, mình và các bạn học sinh trường THPT Vàm Đình, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau được giao làm bài tập báo cáo về các hoạt động bảo vệ môi trường. Chúng mình đã cùng nhau biến bài tập lý thuyết thành hành động. Cả nhóm cùng tập trung ra bờ sông gần trường, nhặt rác, dọn vệ sinh khu vực. Khu vực này thường là nơi tập kết rác thải tự phát của các hộ dân xung quanh. Nhiều lúc rác còn tràn cả xuống lòng sông. Chỉ trong một buổi, diện mạo bờ sông đã được thay đổi, xanh, sạch, đẹp hơn.
Việc làm của chúng mình chỉ là một hành động nhỏ, rất mong được chương trình Nông Thôn Xanh lan tỏa, để toàn bộ người dân cùng nâng cao ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường, làm đẹp nơi mình đang sống.
Hãy theo dõi chương trình Nông Thôn Xanh vào sáng thứ 5 hàng tuần trên Chuyên trang Dân Việt Media để biết thêm những thông tin nổi bật về môi trường nông thôn trên khắp cả nước.
Mọi ý kiến đóng góp, phản ánh về môi trường nông thôn của độc giả xin hãy gửi về Hộp thư Nông Thôn Xanh tại địa chỉ Email: nongthonxanhdanviet@gmail.com, Hotline: 08765.82.669 hoặc gửi trực tiếp về địa chỉ: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt, Toà nhà Báo Nông Thôn Ngày Nay, Lô E2, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội. Chương trình Hộp thư Nông Thôn Xanh sẽ được phát sóng vào sáng thứ 4 hàng tuần trên Chuyên trang Dân Việt Media.
Nhức nhối vấn nạn đốt rác thải ngay trong khu dân cư giữa Thủ đô; Mối nguy hại tiềm ẩn tới sức khoẻ người dân từ kênh mương bị lãng quên... là những phản ánh Hộp thư Nông Thôn Xanh nhận được từ độc giả trong tuần qua.
Bãi rác âm ỉ khói án ngữ đầu dốc đê, tiềm ẩn nhiều nguy cơ an toàn giao thông; Kênh Hòa Bình tiếp tục hứng chịu nước thải từ những ống xả lộ thiên... là những phản ánh Hộp thư Nông Thôn Xanh nhận được từ độc giả trong tuần qua.
Ám ảnh cảnh “trên xả, dưới thải” ngay cạnh kênh thủy lợi tưới tiêu; Nhà máy xử lý nước thải bỏ hoang, ruộng đồng “đắp chiếu”... là những phản ánh Hộp thư Nông Thôn Xanh nhận được từ độc giả trong tuần qua.