Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ hướng dẫn bà con hai cách làm đệm lót vi sinh đơn giản, hiệu quả. Với phương pháp này, bà con có thể áp dụng cho những mô hình chăn nuôi gà của gia đình vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm chi phí chăn nuôi.
Làm đệm lót sinh học nuôi gà với trấu
Bước 1: Bà con tiến hành rải trấu lên toàn bộ nền chuồng với độ dày khoảng 10cm. Sau đó thả gà vào.
Bước 2: Đối với gà nuôi úm thì sau 7 đến 10 ngày, còn nếu gà nuôi thịt thì 2 đến 3 ngày bà con quan sát xem bề mặt chuồng, thấy phân gà đã được trải kín thì dùng cào để cào sơ lớp mặt đệm lót.
Bước 3: Cào xong lớp mặt bà con hãy rắc chế phẩm để lên men toàn bộ bề mặt chất độn. Tiếp tục sử dụng tay hoặc thiết bị chuyên dụng xoa trên bề mặt để men được phân tán đều khắp mọi vị trí.
Chế phẩm men bao gồm:
1kg chế phẩm sinh học cho gà trộn cùng 5 đến 7kg bột bắp hay cám gạo. Cho thêm khoảng 2.5 đến 3.2 lít nước sạch rồi xoa cho ẩm đều. Cho vào túi hay thùng, để chỗ ấm để ủ trong thời gian từ 2 đến 3 ngày chú ý thời tiết. Lưu ý, trước khi sử dụng cần phải làm chế phẩm men trước 2 đến 3 ngày.
Làm đệm lót chuồng gà với mùn cưa hoặc kết hợp mùn cưa và trấu
Cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà quy mô 30 đến 50m2 được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Rải lớp mùn cưa với độ dày khoảng 15cm lên nền chuồng. Trường hợp bà con sử dụng trấu thì phải trải 8cm trấu rồi sau đó hãy trải 7cm mùn cưa.
Bước 2: Đối với mùn cưa khô phải phun nước sạch đều lên lớp mặt để đảm bảo mùn cưa có độ ẩm 20%. Kiểm tra độ ẩm mùn cưa bằng cách quan sát thấy mùn cưa thấm ẩm mà nhìn với tơi rời là được.
Bước 3: Thực hiện tương tự như bước 2 trong cách làm đệm lót sinh học nuôi gà bằng nguyên liệu trấu.
Bước 4: Rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt của đệm lót. Tiếp đó, dùng tay xóa trên bề mặt để giúp men được phân tán đi đều khắp nơi.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Sử dụng phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống hoa ly không phải là phương pháp được nhiều nông dân lựa chọn. Tuy nhiên, phương pháp này lại được nhiều chuyên gia, cơ sở sản xuất giống sử dụng vì tỉ lệ thành công cao và giống có chất lượng tốt. chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về phương pháp này.
Ưu điểm của phân bón hàm lượng dinh dưỡng cao Lâm Thao đó là sản xuất từ nguyên liệu DAP (Di amon photphat) nhập ngoại có chất tan nhanh, ngoài thành phần dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali còn bổ sung thêm các nguyên tố trung vi lượng và khả năng tan nhanh giúp cho cây trồng hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn.
Bệnh vàng lá là căn bệnh thường gặp trên cây hoa hồng, ngay cả khi cây thiếu nắng, không thể quang hợp, loại bệnh này cũng có khả năng phát sinh và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về căn bệnh này.
Cắt hoa hồng đúng thời điểm và bảo quản đúng cách sẽ giúp bông hoa hổng tươi lâu và nở đẹp hơn. Vậy đâu là thời điểm thích hợp và đâu là phương pháp bảo quản hiệu quả nhất? Hãy cùng theo dõi chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay để tìm hiểu về nội dung này.