Bệnh mốc sương tấn công trên tất cả các giống nho được trồng ở nước ta hiện nay, nguyên nhân của bệnh là do nấm Plasmopara viticola gây ra. Khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh, người trồng nho cần có những biện pháp phòng trừ ngay lập tức để tránh giảm năng suất mùa vụ.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh mốc sương trên cây nho?
Điều kiện thích hợp để nấm mốc sương phát triển là độ ẩm trên 95% và nhiệt độ không khí trong khoảng từ 13 đến 28 độ C. Thời tiết trời có mưa kéo dài, độ ẩm cao, nấm bệnh phát sinh và gây hại nặng nề, nhất là vào tháng 9, tháng 10, tháng 11.
Nhận biết bệnh mốc sương trên cây nho qua dấu hiệu nào?
Khi cây nho bị bệnh mốc sương sẽ có các biểu hiện trên từng bộ phận của cây cụ thể như sau:
Nấm chủ yếu tấn công ở những lá non và lá bánh tẻ, hoặc gây hại cả trên hoa và quả.
Triệu chứng đầu tiên khi nấm bệnh tấn công là xuất hiện các vết màu vàng với kích thước và hình dạng không đồng nhất, dần chuyển sang màu nâu.
Trên vị trí nhiễm bệnh mọc lên các bào tử nấm có màu trắng.
Bệnh mốc sương trên cây nho gây ra những hậu quả gì?
Bệnh mốc sương ở cây nho xuất hiện chủ yếu vào thời gian cây phát triển mạnh về thân lá, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng ấm và có độ ẩm kéo dài với những hậu quả như sau:
Nấm tấn công ở các bộ phận lá non và lá bánh tẻ gây ra hiện tượng giảm khả năng quang hợp của cây nho.
Lá cây bị bệnh nặng chuyển màu và khô vàng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.
Cây nho khi bị nấm bệnh tấn công sẽ gây ra dấu hiệu thối hoa và rụng hàng loạt.
Những quả nho bị nhiễm nấm bệnh mốc sương có màu vàng hơi đỏ, sẽ bị chín ép và rụng dần.
Khi nấm mốc sương tấn công trên diện rộng làm thiệt hại về năng suất và hiệu quả kinh tế của vườn nhà.
Một số biện pháp phòng trừ bệnh mốc sương trên cây nho hiệu quả
Để vườn nhà phát triển khỏe mạnh, bà con áp dụng các phương pháp canh tác, sử dụng thuốc trong việc phòng và trị mốc sương ở nho cụ thể như sau:
Phương pháp canh tác phòng ngừa bệnh mốc sương ở cây nho
Thường xuyên thăm vườn, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, hạn chế tối đa hiện tượng ẩm ướt ở dưới vườn ruộng nho.
Thực hiện bón phân cân đối, hạn chế việc sử dụng dư thừa phân đạm và các loại phân bón lá khác khi gặp điều kiện thời tiết âm u và mưa kéo dài.
Tạo sự thông thoáng ở vườn nho thông qua việc tạo tán, cắt tỉa để duy trì mật độ đầu cành, làm giàn hợp lý,…
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Lựa chọn đúng loại thức ăn theo từng giai đoạn sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho đàn gà. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về thức ăn cho đàn gà nuôi thả vườn theo từng giai đoạn.
Một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính là bệnh tụ huyết trùng ở gà. Căn bệnh này thường xuất hiện và gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về căn bệnh này.
Úm gà luôn là một khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Khi người chăn nuôi áp dụng đúng khoa học kỹ thuật thì đàn gà con sẽ phát triển tốt, ít bệnh tật, cho hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật úm gà con giúp đạt tỉ lệ sống cao nhất.
Công đoạn tỉa cành, tạo tán cho cây nho sữa luôn là một công đoạn đòi hỏi đúng kỹ thuật và đúng thời điểm thì cây mới có thể phát triển khoẻ mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật này.
Khi làm giàn cho cây nho, người nông dân cần lưu ý rất nhiều yếu tố như chất liệu giàn, chiều cao giàn, độ rộng,... Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu rõ cách làm giàn cho cây nho giúp cây có đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.