Bệnh thối trái non là căn bệnh phổ biến trên cây dưa lưới. Loại bệnh này cần được chữa trị kịp thời, nếu không sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất mùa vụ. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về căn bệnh này trong số phát sóng hôm nay.
Bệnh thối trái non trên cây dưa lưới
Bệnh thối trái non cũng là một bệnh khiến bà con nông dân rất vất vả trong công tác phòng trừ sâu bệnh. Bệnh do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra. Nấm phát triển mạnh vào mùa mưa và có độ ẩm cao. Mức độ lây lan gây hại cho cây dưa rất cao. Vào từ 5 - 7 ngày từ khi hoa thụ phấn nấm bệnh sẽ bắt đầu gây hại khiến cho trái dưa non bị vàng úa, héo, thối đen và rụng. Trong trường hợp bệnh nặng sẽ làm thối rễ, cây bị chết rũ.
Cách phòng bệnh thối trái non cho cây dưa lưới
Phòng bệnh là cách hữu hiệu nhất để phòng chống các bệnh ở cây dưa lưới. Nếu để bệnh xuất hiện và lây lan sẽ ảnh hưởng lớn tới doanh thu của mùa màng.
- Bà con vệ sinh vườn tược, thu dọn sạch tàn dư thân lá bị bệnh.
- Các lá già, lá bị bệnh cần được ngắt bỏ, loại bỏ cỏ dại.
- Mật độ trông phân bổ thưa hợp lý, không quá dày để bớt độ ẩm khi cây giao tán
- Bón phân NPK đầy đủ, cân đối, chú ý bón phân urê, trong mùa mưa nếu bón nhiều urê, hoặc phân hữu cơ tươi dễ gây ngộ độc cho cây và nấm bệnh dễ xâm nhập gây hại.
- Nhiệt độ và độ ẩm không khí là những nhân tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển và lây nhiễm của nấm bệnh trên cây trồng.
- Sử dụng giống kháng hay chống chịu bệnh tốt.
- Không trồng liên tục cây cùng họ bầu bí.
- Luống trồng thoát nước tốt (Làm liếp cao, thoát nước đặc biệt trồng dưa trong mùa mưa), dùng màng phủ nông nghiệp.
- Tránh đất bắn vào các lá gốc bằng cách ngắt bỏ bớt các lá gốc, lá bệnh.
- Vệ sinh ruộng trồng, tỉa lá, tiêu hủy các cây lá bị bệnh, dọn sạch tàn dư sau mỗi vụ trồng.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Bệnh cháy lá trên cây nhãn do nấm gây ra có thể đem đến những hậu quả nghiêm trọng cho vườn nhà bà con. Vậy làm cách nào để tiêu diệt mầm bệnh cũng như phòng ngừa hiệu quả cho vườn nhà? Chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu về loại bệnh này trong chương trình hôm nay.
Những năm gần đây, nhiều nông dân đã trồng và chăm sóc cây nhãn để cây ra hoa, cho quả vụ nghịch. Việc trồng nhãn trái vụ đã giúp người nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn giúp cây ra hoa và đậu quả trái vụ.
Hiện nay người ta sử dụng kỹ thuật ghép cành để cải tạo những vườn nhãn cũ, giống nhãn nước, trồng từ hạt, chất lượng quả thấp,... Với kỹ thuật này, bà con sẽ khắc phục được những nhược điểm của vườn nhãn cũ. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về phương pháp này trong chương trình hôm nay.
Cây nhãn được biết đến là loại cây ăn quả thân gỗ được trồng nhiều hiện nay. Cây không chỉ tạo bóng mát, giúp giữ đất, làm sạch môi trường mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho bà con. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về cách tỉa cành cho cây nhãn sau khi thu hoạch trong số phát sóng hôm nay.
Để trồng cây dưa lưới cho quả to, mã đẹp, bà con nông dân cần nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu những kỹ thuật trồng dưa lưới để có một mùa màng bội thu.