Mô hình VAC (vườn-ao-chuồng) trên nóc nhà của một người dân ở Gia Lâm (Hà Nội) đang thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi sự độc đáo và hữu dụng của mô hình. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu bí kíp làm mô hình VAC độc đáo này trong số phát sóng hôm nay.
Tổng quan mô hình
Mô hình này là sự lắp ghép 03 mô hình đơn lẻ: Aquaponics (cá-rau-cây cảnh); Chickenponics (gà-rau-cây cảnh); Kitchenponics (rác hữu cơ-rau-cây cảnh). Đây là mô hình tích hợp vườn-ao-chuồng có chủ đích thiết kế và vận hành cơ bản là tự động, phù hợp cho qui mô nhỏ, hộ gia đình đô thị, nhằm thỏa mãn đa mục tiêu: xử lý rác thải hữu cơ của hộ; cảnh quan: rau-cây cảnh; thực phẩm (thịt, trứng, cá, rau); và rèn luyện thể lực trí lực – rất phù hợp cho các cô bác hưu trí.
Ở qui mô lớn hơn, ví dụ như ruộng vườn ở vùng nông thôn 1-vài ngàn m2, mô hình cũng có thể áp dụng hiệu quả theo hướng: tạo dinh dưỡng hữu cơ nhanh chóng để cung cấp cho vườn/ruộng theo chu kỳ tưới ngắn (ví dụ: xả cặn hữu cơ hàng ngày).
Nguyên lý vận hành của hệ thống cũng có thể thử nghiệm và áp dụng cho hàng loạt các nhu cầu khác trong cuộc sống, ví dụ: xử lý chất thải chăn nuôi qui mô nhỏ, xử lý rác thải chung cư tích hợp hệ thống cây xanh…
Một số lưu ý khi sử dụng mô hình
Đây là mô hình tuần hoàn có tích hợp một số công nghệ giản đơn (hẹn giờ chu kỳ bơm, công suất bơm để ước tính khả năng làm sạch nước và tăng oxy…), bởi vậy cần hiểu biết chút ít về kỹ thuật để thiết kế và vận hành. Việc vận hành hệ thống cần điều chỉnh theo mùa hoặc giai đoạn cây trồng, thậm trí theo ngày (ví dự như đưa vào hệ thống nhiều rác hữu cơ sau ăn,…), để giúp hệ thống vận hành tối đa hoặc tối ưu hơn theo yêu cầu.
Trong thực tế: không thể có mô hình tuần hoàn khép kín. Bất kỳ mô hình nào cũng cần có đầu vào và đầu ra….Để hệ thống vận hành bền vững, cần có sự cân bằng giữa đầu vào và đầu ra. Vì lý do này, nếu hệ thống được thiết kế và vận hành càng tự bền vững thì càng ít phải xử lý đầu ra. Ngược lại, nếu hệ thống thiết kế theo hướng lấy chất hữu cơ cho cây trồng đất, thì việc liên tục lấy chất thải ra khỏi hệ thống để làm phân cho cây trồng là cần thiết.
Do hệ thống bao gồm các hợp phần sản xuất thâm canh và một số thiết bị kèm theo, nên việc giám sát hàng ngày để phát hiện sự cố là cần thiết. Ví dự như nếu bơm bị hỏng, cá có thể sẽ chết sau 3-5 giờ, và nước sẽ có mùi hôi thối….
Trên đây là một số thông tin về Mô hình vac theo hướng nông nghiệp sinh thái, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã mang tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Như nhiều loại cây trồng khác, cây củ dòm cũng có thể bị sâu bệnh tấn công, ảnh hưởng đến năng suất và dược tính của cây. Cùng chuơng trình Sổ tay Nhà nông hướng dẫn cách phòng trị sâu bệnh hại trên cây củ dòm.
Nuôi đà điểu ngày càng trở nên phổ biến vì có thể mang lại giá trị kinh tế cao từ thịt, da và lông. Để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của đà điểu, việc xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách xây dựng chuồng trại cho đà điểu.
Bệnh ký sinh trùng không chỉ gây suy giảm sức khỏe, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm từ đà điểu. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách phòng trị bệnh ký sinh trùng trên đà điểu
Việc lựa chọn loại phân phù hợp và tuân thủ đúng liều lượng, thời gian bón sẽ giúp cây lúa hấp thụ dưỡng chất tối ưu, từ đó tăng cường sức đề kháng và hạn chế sâu bệnh và cho năng suất tốt. hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật bón phân cho cây lúa.