SỔ TAY NHÀ NÔNG: Cách bón phân cho cây na đạt hiệu quả kinh tế cao

06:45, 02/04/2024

Việc bón phân cho cây na hàng năm là biện pháp kỹ thuật quan trọng góp phần khắc phục hiện tượng chóng tàn cỗi của cây, làm cho cây khoẻ, trẻ và hạn chế được sâu bệnh hại, tăng năng suất. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về cách bón phân cho cây na đạt hiệu quả kinh tế cao.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Cách bón phân cho cây na đạt hiệu quả kinh tế cao
  1. Yêu cầu dinh dưỡng của cây na
Yêu cầu dinh dưỡng của cây na

Cành quả của na thường mọc trên cành mẹ (cành của năm trước). Trên tán cây phần từ giữa trở xuống cành cho quả tốt nhất. Mùa hoa nở nếu gặp hạn, nhiệt độ thấp, mưa nhiều thì đậu quả không tốt. Từ hoa nở đến quả chín trong khoảng 90 - 100 ngày.

Na thích khí hậu ấm áp, kém chịu rét, không kén đất. Có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng mức nước ngầm sâu dưới 1m, tầng đất dày trên 1 m. Đất cát sỏi, đất thịt nặng, đất vỏ sò hến đều trồng được na.

Nói chung các loại na chịu khô hạn tốt, nhưng kém chịu úng, trừ cây bình bát nổi tiếng chịu ngập nước. Na rất thích hợp ở các loại đất phát triển trên đá vôi. Na không chịu chua, độ pH thích hợp là 6 - 7. Nếu trồng trên đất vùng đồi nên chọn loại có độ dốc < 150. Có kinh nghiệm chọn đất sỏi cơm là tốt nhất.

  1. Một số lưu ý khi bón phân cho cây na
Một số lưu ý khi bón phân cho cây na

Phân hữu cơ: Được bón hàng năm với liều lượng 30 - 40m3/ha. ...

Không bón phân trực tiếp vào gốc cây.

Khi bón các loại phân trên nên cào một lớp đất mỏng sau đó bón xung quanh tán cây na (cách gốc khoảng 40 – 60cm) rồi lấp đất và xác bã thực vật lên và tưới nước nếu trời không mưa..

Bón phân: Nên bón 20 – 30 kg phân chuồng khi trồng cho mỗi cây. Sau đó khi cây lớn bón phân cho 1 cây như sau: Phân chuồng hai năm đầu bón 20 kg/năm, sau đó từ năm thứ ba trở đi 30 kg/năm. Phân chuồng nên bón làm một lần hoặc hai lần trước mùa mưa và sau khi thu trái. Phân khoáng (bón thêm với phân chuồng) năm đầu bón phân NPK 16 -16 – 8 : 0,5 kg cho mỗi cây. Từ năm thứ hai trở đi cứ thêm 1 năm tuổi bón thêm 0,5 kg. Ví dụ năm thứ hai bón 1 kg/cây, năm thứ ba 1,5 kg và đến năm 9, 10 thì thôi không tăng nữa. Để trái thêm ngọt, có thể bón thêm phân Kali từ năm thứ ba trở đi, 0,5 kg cho mỗi cây, và sau đó tăng lên chút ít mỗi năm.

  • Bón lót

Hố được đào trước khi trồng 2 - 3 tháng. Phân hữu cơ hoai mục thường bón 20 - 30 kg/hố, tương ứng 30 - 45 tấn/ha. Bón 0,3 - 0,4 kg NPK-S 5.10.3-8/hố, tương ứng 500 - 600 kg/ha. Nếu đất chua bón mỗi hố 0,5 kg vôi bột, tương ứng 750 kg/ha.

Tất cả trộn với đất mặt, bỏ vào hố ủ 2 - 3 tháng mới đặt bầu.

  •  Bón phân thời kỳ đầu (1 - 3 năm tuổi)

Trong 1 - 3 năm đầu, hàng năm bón 4 đợt, mỗi đợt cách nhau 3 tháng, thường bón vào tháng 2 - 3, 5 - 6, 8 - 9, 10 - 11. Nếu trời không mưa cần tưới đủ ẩm. Bón cách gốc 40 - 50 cm theo 4 hốc đối xứng (đông-tây-nam-bắc) hoặc theo hình chiếu tán nếu cây đã lớn.

Sử dụng phân NPK-S 12.5.10-14 để bón với liều lượng mỗi đợt đều bằng nhau như sau:

* Đối với cây na 1 tuổi thì bón 0,3 kg/cây/đợt hay 1,2 kg/cây/năm (tương đương 450 kg/ha/đợt và 1.800 kg/ha/năm).

* Đối với cây na 2 - 3 tuổi thì bón 0,6 kg/cây/đợt hay 2,4 kg/cây/năm (tương đương 900 kg/ha/đợt và 3.600 kg/ha/năm).

- Năm thứ 2 có thể kết hợp bón phân hữu cơ vào đợt bón thúc phân NPK-S 12.5.10-14 cuối năm, liều lượng khoảng 20 kg phân chuồng/cây tương đương 30 tấn/ha.

Trên đây là một số thông tin về cách bón phân cho cây na đạt hiểu quả kinh tế cao, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com 

Bình luận

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Vải thiều trúng mùa, sản lượng dự kiến đạt 165.000 tấn

Mô hình nuôi cá chốt tại Long An mang lại hiệu quả kinh tế cao

Vai trò nền tảng của nông nghiệp nhìn từ củ ấu

Bình Điền - Tự hào thương hiệu Việt góp sức xây dựng, phát triển TP.HCM

Canh tác lúa giảm phát thải phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu Đồng bằng sông Cửu Long

Trồng "rau vua" măng tây xanh thành công ở Bắc Kạn, nông dân bán đắt hàng

Hậu Giang: Nắng nóng gay gắt, thiếu nước cục bộ ở nhiều nơi

Giá mía, khoai mì xuống thấp, nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu lo mất trắng

Lý do xuất khẩu rau quả việt nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng

Giá heo hơi tăng cao: Có nên tái đàn lợn lúc này? Cơ hội và rủi ro cần cân nhắc

Giữ vững niềm tin và chất lượng cho trái sầu riêng

Kỹ thuật làm chuồng chăn nuôi tắc kè gai đen Miền Bắc tiết kiệm chi phí

Cách làm chuồng chuẩn nhất để nuôi chồn mốc sinh sản

Người dân Mù Cang Chải "hốt bạc" nhờ mạnh dạn trồng 1 loại cây 'hot trend" thay thế cây vụ đông truyền thống

Chanh mất giá, nông dân Đồng Tháp nỗ lực "giữ sức" cho cây chanh chờ giá

Bí mật vườn "hái ra tiền" quanh năm của nông dân Đắk Lắk

Bắc Kạn nâng tầm sản phẩm OCop thông qua việc xây dựng vùng nguyên liệu chuẩn VietGAP

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả cao

Loay hoay xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Vườn dâu tây gắn với du lịch trải nghiệm hút khách ngay giữa lòng thành phố Hòa Bình

Trồng mè thích ứng mùa khô - Hướng đi bền vững của nông dân Đồng Tháp

Lưu ý khi thụ phấn bổ sung cho bưởi Phúc Trạch để đảm bảo đậu quả cao

Tiêu được giá mất mùa, người trồng tiêu Đắk Lắk lo "mất ăn mất ngủ"

Bài học "xương máu" từ vụ sầu riêng mất giá

Nuôi cá lồng trên dòng sông Năng ở huyện Ba Bể, nhiều nông dân thu cả chục triệu đồng mỗi lồng

Nông dân miền Tây phát huy kinh nghiệm né mặn

Trồng nho cải tiến ở Đồng Tháp: Người dân phủ bạt nilon kết hợp giàn thép kiểm soát sâu bệnh hiệu quả

"Làm đẹp" cho quất cảnh, người dân thu bạc triệu mỗi ngày

Cao Bằng: Tập trung hỗ trợ phát triển các mô hình làm vườn

Hải Dương: Triển vọng niên vụ vải 2025

Gia Lai: Nông dân liên kết sản xuất thông qua các tổ hợp tác, nông hội

Nông dân Hà Giang chuyển đổi sang trồng hoa tăng thu nhập

Hải Dương: Vải Thanh Hà ra hoa đạt 98%

Bà Rịa-Vũng Tàu: Giá heo tăng cao, người chăn nuôi phấn khởi tái đàn

Ngành nông nghiệp Cần Thơ khuyến nghị gì trong sản xuất nông nghiệp khi xuất hiện mưa trái mùa?

Ninh Bình: Tăng cường tái đàn gia súc, gia cầm

Chuyển động Nhà nông 22/2: Ngư dân Quảng Ngãi mất mùa cá ngừ đại dương

Trồng mồng tơi lấy hạt, ít công chăm sóc nhưng cho hiệu quả cao

Thái Nguyên: Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ lúa xuân

Chuyển động Nhà nông 20/02: Thủ tướng yêu cầu các Bộ triển khai giải pháp hỗ trợ nông dân

Thừa Thiên Huế: Nông dân thoát nghèo từ các mô hình trang trại

Nông dân Sóc Trăng thận trọng trong vụ Tôm nước lợ 2025

Chuyển động Nhà nông 18/02: Giá heo hơi bất ngờ quay đầu giảm

Chuyển động Nhà nông 15/2: Giá su su và cà rốt ở Nghệ An "rơi tự do" sau Tết

Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung chăm sóc lúa vụ Đông Xuân trước thời tiết thay đổi bất thường

Không khí lạnh tăng cường, nông dân Mù Cang Chải dùng nhiều biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi

Chuyển động Nhà nông 11/2: Đã có kết quả xét nghiệm mẫu trâu chết tại Quảng Trị

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng