Trong quá trình nuôi, đà điểu rất dễ gặp một số bệnh về tiêu hoá và xương khớp do đặc tính giống loài và cách chăm sóc. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở đà điểu và cách phòng trị.
1. Bệnh do vi trùng gây ra ở đường tiêu hóa
Nguyên nhân: Do thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nhất là thức ăn xanh; thời tiết thay đổi, việc chăm sóc không tốt làm sức đề kháng giảm sút, vi khuẩn cư trú trong đường tiêu hóa trỗi dậy gây bệnh; chuồng trại không được vệ sinh và sát trùng đầy đủ.
Triệu chứng: Đà điểu bỏ ăn hoặc ăn ít, có khi mổ thức ăn nhưng không nuốt. Đi phân lỏng, có khi không có phân mà chỉ có nước đặc màu xanh, trắng đục hoặc vàng. Dáng đi xiêu vẹo, hay nằm, sống lưng gồ cao. Cơ thể bị sốt, lông dựng, niêm mạc miệng khô.
Trị bệnh: Khi phát hiện bệnh thì cần cách ly con vật với đàn và dùng một số cách sau để điều trị: Cách 1: Tiêm bắp, sử dụng Ka-Ampi 1 g/50 kg trọng lượng; B-Complex 1 ml/10 kg trọng lượng. Liệu trình điều trị liên tục từ 3 – 5 ngày. Cách 2: Tiêm bắp, sử dụng Macbovitryl 1 ml/10 kg trọng lượng; B-Complex 1 ml/10 kg trọng lượng. Trường hợp con vật bị sốt thì tiêm bắp Vime-ABC 1 ml/15 kg trọng lượng, tiêm 3 ngày liên tục. Nếu con vật không ăn cần cho uống ngày 2 – 3 lần dung dịch: Điện giải + Glucoza + Cám.
2. Bệnh đường tiêu hóa không có căn nguyên do vi trùng
Nguyên nhân: Do đà điểu ăn thức ăn khó tiêu hóa như ăn bột bắp, rau, cỏ quá già; con vật bị bỏ đói, khẩu phần dinh dưỡng không cân đối; chuồng trại không được dọn sạch; thay đổi thức ăn xanh đột ngột.
Triệu chứng: Khi bị bệnh, đà điểu có hiện tượng ủ rũ, bỏ ăn hoặc ăn giả, bụng căng cứng, bài tiết liên tục nhưng không có phân mà chỉ có nước đặc màu trắng, nặng thì nôn mửa. Khi đổ nước cho uống và thức ăn cho ăn, thường không nuốt được mà ộc ra ngoài.
Trị bệnh: Chủ yếu là phòng bệnh, điều trị thường cho kết quả kém nhất là trường hợp bị xoắn ruột hoặc ăn phải ngoại vật. Nếu phát hiện thì có thể tách riêng và điều trị như sau: Cho uống MgSO4 1 gói/30 – 50 kg trọng lượng. Cùng đó, cho uống dầu Praphin hoặc cho ăn rau lang (nếu con vật ăn được). Đồng thời, bổ sung thêm đường Glucoza và điện giải.
3. Bệnh do chấn thương cơ học
Nguyên nhân: Do trong quá trình nuôi, đà điểu hoảng loạn, đâm phải trụ rào hoặc cây bóng mát. Hoặc quá trình bắt, thao tác không đúng kỹ thuật. Ngoài ra, việc xây dựng không đúng cách, có những vật sắc nhọn trên hàng rào cũng là nguyên nhân khiến đà điểu bị chấn thương.
Triệu chứng: Đà điểu có thể bị rách da, gãy chân, gãy cánh.
Xử lý: Đối với vết thương ngoài da: Tiêm Novocain xung quanh vùng tổn thương (giảm đau). Dùng nước muối hoặc cồn 700 để sát trùng vết thương và khu vực quanh vết thương. Dùng kéo cắt cho vết thương gọn, rắc bột kháng sinh (dùng Streptomycin: 1 – 2 g), tiếp theo khâu kín vết thương. Kiểm tra lại vết thương sau xử lý, tiêm Penicillin (chỉ cần tiêm 1 lần). Trường hợp vết gãy cách xa gốc cánh, chưa làm thủng da, đứt mạch máu: Sau khoảng 20 – 40 ngày, tùy theo độ tuổi con vật thì có thể tháo băng. Hàng ngày theo dõi, thấy vết thương thâm đen, sưng to, bên trong có dịch thì có thể vết thương đã bị nhiễm trùng, lúc này cần xử lý cắt bỏ phần cánh hư. Dùng 2 nẹp tre nẹp hai bên, cố định xương lại làm sao khi thả ra hai đầu xương gãy ăn khớp với nhau, không dịch chuyển được.
Trên đây là một số thông tin về cách chăm sóc gà thả vườn giai đoạn con non đạt hiệu quả cao, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con sẽ thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Cây xạ đen là loại cây tương đối dễ trồng. Tuy nhiên, để cây xạ đen phát triển tốt, cho dược tính cao, bà con cần đặc biệt lưu ý những yếu tố như nước tưới, phân bón,... Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về một số điều cần lưu ý khi trồng loại cây này.
Củ dòm là dược liệu quý được đồng bào người Dao ở Ba Vì (Hà Nội) sử dụng trong các bài thuốc nam cổ truyền. Đến nay, loại cây này đang được nhân giống và trồng nhiều tại Ba Vì để phục vụ việc bốc thuốc cứu người. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật trồng loại cây này.
Củ dòm, còn được gọi là củ gà ấp, là một loại thảo dược quý có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền. Để đảm bảo dược tính và chất lượng của củ dòm, việc thu hoạch và bảo quản đúng cách là rất quan trọng. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ hướng dẫn bà con cách thu hoạch và bảo quản củ dòm.
Như nhiều loại cây trồng khác, cây củ dòm cũng có thể bị sâu bệnh tấn công, ảnh hưởng đến năng suất và dược tính của cây. Cùng chuơng trình Sổ tay Nhà nông hướng dẫn cách phòng trị sâu bệnh hại trên cây củ dòm.
Nuôi đà điểu ngày càng trở nên phổ biến vì có thể mang lại giá trị kinh tế cao từ thịt, da và lông. Để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của đà điểu, việc xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách xây dựng chuồng trại cho đà điểu.