Cây nho ra hoa nhưng không đậu quả là hiện tượng khiến nhiều nhà vườn đau đầu. Vậy làm thế nào để đảm bảo tỉ lệ đậu quả cho cây nho? Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng này.
Nguyên nhân nho không đậu quả
Nho là một trong những loại cây ưa nhiệt và quá trình ra hoa kết quả của chúng sẽ phụ thuộc khá lớn vào môi trường và điều kiện chăm sóc. Tình trạng nho không đậu quả cũng khá phổ biến, chủ yếu do những nguyên nhân sau:
Thừa các chất hữu cơ do chế độ bón phân không hợp lý
Sự dư thừa các chân hữu cơ, đặc biệt là đạm sẽ kích thích cây phát triển thân lá thành các bụi rậm rạp. Những tán cây nho xum xuê trông có vẻ tươi tốt nhưng lại cực kỳ ảnh hưởng. Cây nhỏ sẽ không thể nào nở hoa hoặc kết trái được. Tình trạng này rất dễ bắt gặp, một phần nào sẽ khiến bà con cảm thấy cây nho của mình vẫn đang phát triển rất tốt: cây khỏe, lá xanh um tùm… Mà không có các biện pháp xử lý khắc phục kịp thời.
Sâu bệnh gây hại
Sâu bệnh cắn phá rễ cây, lá cây và cả hoa đều sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình kết quả của cây nho. Ví dụ như phần chồi ngọn nho thường bị nhện và rệp tấn công. Ngoài ra, cây nho còn dễ mắc các bệnh khác như bệnh thối xám, nấm mốc tấn công ở phần lá cây. Từ đó khiến cho cây mất đi khả năng quang hợp dẫn đến tình trạng héo lá, héo cành… Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra trái của cây nhỏ nhất là trong giai đoạn ra hoa kết quả.
Điều kiện thời tiết không thuận lợi
Quá trình ra hoa kết quả của nho bị ảnh hưởng đa số bởi thời tiết và điều kiện chăm sóc. Nếu như trong giai đoạn nho ra hoa mà gặp mưa nhiều thì hoa sẽ bị rụng, quá trình thụ phấn không diễn ra…Sẽ gây nên vấn đề rất phổ biến là cây nho ra hoa nhưng không đậu trái.
Ngoài ra, vấn đề sương giá cũng là tác nhân ảnh hưởng đến quá trình này. Nhất là vào mùa xuân, sương giá sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến phần chồi non cũng như phần quả được bảo vệ bên trong nhụy hoa đã được thụ phấn.
Quá trình thụ phấn kém
Tình trạng này hay bắt gặp ở những vườn nho tuy sai hoa nhưng lại không đậu quả. Và nguyên nhân mà chúng ta không thể bỏ qua là do ảnh hưởng của quá trình thụ phấn. Nhỏ phân ra gồm hoa cái chứa nhụy và hoa đực chứa nhị. Để quả được hình thành thì quá trình thụ phấn phải được diễn ra ở nhụy hoa cái. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn này bao gồm: côn trùng, ong, bướm, gió,…
Ngoài ra cũng có tình trạng hoa đực và hoa cái có tỉ lệ chênh lệch hoặc giai đoạn ra hoa khác biệt. Cũng sẽ tác động đến quá trình thụ phấn của cây, gây nên tình trạng cây nho không đậu quả.
Không cắt cành
Cắt cánh là một trong những bước rất quan trọng trong quá trình trồng và chăm sóc vườn nho. Mục đích của việc cắt cành là : tỉa bớt nhánh, chồi, ngọn không cần thiết. Từ đó giúp cây tập trung chất dinh dưỡng đi nuôi hoa và quả, đảm bảo quả mọng nước và ngọt. Nếu như bà con bỏ qua phần cắt cành này thì sẽ chỉ thu về một vườn nho cành lá xum xuê mà không hề có quả. Ngoài ra, nếu để cây nho quá nhiều chồi nhánh…cũng sẽ tạo điều kiện cho nhiều loài sau bệnh gây hại.
Biện pháp khắc phục tình trạng trên
Thường xuyên thăm nom, kiểm tra vườn để sớm phát hiện ra vấn đề.
Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của nho mà bà con nên có chế độ bón phân hợp lý. Tránh tình trạng dư thừa cũng như thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
Tiến hành cắt cành vào giai đoạn phù hợp. Cắt bỏ những cành nhỏ, yếu, có dấu hiệu sâu bệnh…
Có những biện pháp che chắn bảo vệ vườn trước những tác động của tự nhiên như: mưa nhiều, sương giá, nắng nóng…
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Lựa chọn đúng loại thức ăn theo từng giai đoạn sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho đàn gà. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về thức ăn cho đàn gà nuôi thả vườn theo từng giai đoạn.
Một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính là bệnh tụ huyết trùng ở gà. Căn bệnh này thường xuất hiện và gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về căn bệnh này.
Úm gà luôn là một khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Khi người chăn nuôi áp dụng đúng khoa học kỹ thuật thì đàn gà con sẽ phát triển tốt, ít bệnh tật, cho hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật úm gà con giúp đạt tỉ lệ sống cao nhất.
Khi làm giàn cho cây nho, người nông dân cần lưu ý rất nhiều yếu tố như chất liệu giàn, chiều cao giàn, độ rộng,... Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu rõ cách làm giàn cho cây nho giúp cây có đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Công đoạn tỉa cành, tạo tán cho cây nho sữa luôn là một công đoạn đòi hỏi đúng kỹ thuật và đúng thời điểm thì cây mới có thể phát triển khoẻ mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật này.