Để nhân rộng quy mô, giảm tỷ lệ hao hụt và mang lại năng suất cao trong mô hình nuôi đà điểu, bà con cần nắm được kỹ thuật chăm sóc đà điểu ở giai đoạn sinh sản một cách chi tiết. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật nuôi đà điểu ở giai đoạn này.
Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản
Đà điểu thường đẻ từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau, thời gian nghỉ đẻ và thay lông khoảng 4 tháng. Đà điểu thường đẻ từ khoảng 14h - 19h, vì vậy trong khoảng thời gian này phải bố trí người nhặt trứng, tránh đà điểu bố mẹ giẫm vỡ trứng, hoặc tránh trứng bị dính nước làm hỏng trứng hoặc ảnh hưởng tới tỉ lệ ấp nở.
Đà điểu cái thường đẻ thành từng đợt, chúng đẻ liên tiếp 8 - 10 quả rồi lại nghỉ khoảng 10 ngày rồi mới đẻ tiếp. Đôi khi đà điểu cái gián đoạn quá trình đẻ trứng đến 1 - 2 tháng.
Để đảm bảo nơi ăn, ở cho đà điểu sinh sản, chuồng nuôi phải có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung quanh yên tĩnh, tránh loại tiếng ồn.
Sau khi đà điểu được nuôi gột khoảng 3 tháng thì chuyển sang chuồng mới để chuẩn bị quá trình tiếp theo là nuôi sinh sản. Khi chuyển từ chuồng nuôi gột sang chuồng mới cần chú ý cho đà điểu làm quen với đường chạy mới, chú ý chuồng nuôi, sân chạy mới phải bằng phẳng, ít chướng ngại vật, chuồng nuôi phải đủ kích thước để đà điểu có thể tự do vận động thoải mái.
Chế độ dinh dưỡng
Định lượng cho ăn 1,6 - 1,8 Kg/con tùy vào thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Cho ăn buổi sáng đến chiều kiểm tra máng ăn vừa hết là lượng thức ăn cung cấp đủ. Đối với đà điểu đẻ cao phải cho ăn khẩu phần thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn mới đảm bảo được sức khỏe để chúng sinh sản tiếp.
Phòng bệnh
Nuôi đà điểu thường mắc bệnh viêm túi lòng đỏ, bệnh lậu, bệnh tắc đường tiêu hóa. Mỗi loại bệnh lại có cách điều trị khác nhau nhưng cần phải kịp thời chữa trị ngay nếu không sẽ làm cho đà điểu yếu dần. Cũng cần chú ý, để điều trị cho đà điểu không nên tự ý tìm thuốc mà hãy hỏi bác sĩ thú ý cẩn thận để có những đơn thuốc phù hợp nhất.
Trên đây là một số lưu ý cho bà con khi đỡ đẻ cho đà điểu, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội. Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com
Tương tự như nuôi nhốt, nuôi gà thả vườn cũng cần phải lưu ý đến việc phòng bệnh cho đàn gà để có được hiệu quả kinh tế cao nhất. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số bệnh thường gặp khi nuôi gà thả vườn và cách phòng trị.
Giai đoạn con non là giai đoạn nhạy cảm của tất cả các loại vật nuôi. Đối với gà con cũng vậy, ở giai đoạn này, người chăn nuôi cần hết sức lưu ý chăm sóc đúng kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật úm gà con. Hãyc cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách chăm sóc gà con ở giai đoạn con non.
Hiện nay có rất nhiều giống đà điểu như: Đà điểu Bắc Phi, đà điểu Somali, đà điểu Đông Phi,... Vậy nên trước khi nuôi, bà con cần tìm hiểu kỹ về những giống đà điểu này. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cung cấp cho bà con kiến thức về kỹ thuật này.
Đà điểu là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại cỏ, lá cây, rau củ và các loại hạt ngũ cốc hoặc ăn cám như ngỗng, gà,... Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau, thức ăn cũng sẽ thay đổi khác nhau. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho đà điểu theo từng giai đoạn.