Hiện nay, vịt trời được nuôi khá phổ biến, tuy nhiên, bà con chủ yếu nuôi dựa vào những kinh nghiệm mà chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề về kỹ thuật dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, rủi ro còn nhiều, đặc biệt là giai đoạn con non. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách tạo môi trường sống an toàn cho đàn vịt trời non.
1. Môi trường xung quanh
- Vịt con trong giai đoạn này sử dụng quây úm bằng cót ép, hoặc có thể dùng bạt, gạch để ghép thành từng ô để úm vịt, đảm bảo chiều cao 0,5m. Nền chuồng lát gạch hoặc láng xi-măng; sử dụng trấu, phôi bào hoặc rơm rạ băm nhỏ, đảm bảo khô sạch và không bị hôi mốc.
- Để đảm bảo cho vịt con khoẻ mạnh nhiệt độ chuồng nuôi đối với vịt 1 tuần tuổi phải đạt 31 - 32oC và thời gian chiếu sáng là 24 giờ; tuần thứ 2: 30 – 31 oC, thời gian chiếu sáng 24 giờ; tuần thứ 3: 29 – 30 oC, thời gian chiếu sáng từ 16 – 18 giờ; tuần thứ 4: 26 - 27 oC, thời gian chiếu sáng 16 -18; sau 4 tuần sử dụng ánh sáng tự nhiên để vịt thích nghi với môi trường bên ngoài. - Nước uống: Lưu ý vịt ở tuần tuổi thứ nhất không cho uống nước lạnh dưới 10oC, tuần tuổi thứ 2 và 3 không cho uống nước lạnh dưới 6oC và cũng cần hạn chế vịt uống nước trên 25oC.
- Thức ăn: Nuôi vịt trong giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên cho ăn trực tiếp hoặc dùng thức ăn đậm đặc phối trộn với nguyên liệu tại địa phương theo hướng dẫn của Nhà sản xuất, hoặc người chăn nuôi có thể sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại gia đình như: ngô, thóc, đậu tương, cám, cá, bã rượu…cho vịt ăn để hạ giá thành sản phẩm. 2. Nuôi dưỡng, chăm sóc vịt con
- Mỗi lần đổ thức ăn chia thành nhiều lần để đảm bảo thức ăn luôn mới, không bị ẩm ướt hay dính bẩn.Vịt con từ lúc mới nở đến 1 tháng tuổi là thời gian "gột vịt", người chăn nuôi cần chú ý chọn nguồn thức ăn tốt, nước uống sạch.
- Giai đoạn vịt con từ 1- 3 ngày tuổi cho vịt con ăn 4 - 5 bữa/ngày, chú ý không nên cho vịt xuống nước nhiều để chúng không bị nhiễm trùng rốn. Khi vịt được 4 - 10 ngày tuổi tập cho vịt ăn thêm rau xanh, nên trộn lẫn với cơm, bổ sung thêm thức ăn giàu đạm từ ít đến nhiều, đồng thời phải tập cho vịt xuống nước tắm, những ngày đầu chỉ cho vịt xuống nước từ 5 - 10 phút, sau đó tăng dần lên 30 phút và ngày thứ 10 trở đi cho vịt xuống nước tự do.
- Quan sát các hoạt động của đàn vịt, kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe, dịch bệnh để có biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu tỷ lệ còi cọc và hao hụt ở đàn vịt nuôi.
- Phòng bệnh:
+Vệ sinh sạch sẽ khu vực nuôi úm vịt con, khi thấy có chất thải nhiều và chất độn chuồng bị ướt, hôi thối nặng mùi phải thu gom để xử lý và tiến hành thay mới.
+Định kỳ khử trùng khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi.
+Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vịt.
Trên đây là thông tin về cách chăm sóc vịt trời giai đoạn con non, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Chăm sóc bò giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng giúp bà con có một đàn bò khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc bò trong quá trình sinh sản.
Nuôi vịt trời hiện nay không khó, tuy nhiên để vịt trời có được chất lượng thịt tốt, năng suất cao thì chế độ dinh dưỡng trong quá trình chăn nuôi là vô cùng quan trọng. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho vịt trời theo từng giai đoạn.
Mùa mưa đến là thời điểm thích hợp cho việc chăn nuôi vịt trời, nhưng cũng là lúc các loại bệnh gây hại cho đàn vịt có điều kiện thuận lợi để phát sinh gây hại cho đàn vịt trời. Do vậy, chương trình Sổ tay Nhà nông ngày hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở vịt trời và cách phòng trị chúng.
Vào giai đoạn sinh sản, vịt trời cần có chế độ dinh dưỡng cao hơn so với nhu cầu bình thường. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về chế độ thức ăn của vịt trời trong giai đoạn sinh sản.