SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số loại sâu bệnh trên cây na và cách phòng trị

06:00, 04/04/2024

Cây na, một loại cây khá dễ trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, cách chăm sóc thì việc kiểm soát các loại sâu, bệnh hại trên cây trồng cũng rất quan trọng. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu Một số loại sâu bệnh trên cây na và cách phòng trị.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số loại sâu bệnh trên cây na và cách phòng trị

  1. Các loại sâu bệnh trên cây na
 Các loại sâu bệnh hại trên cây na

 

Rệp sáp phấn: Cơ thể rệp phủ đầy chất sáp trắng như phấn trên lá, quả. Rệp sáp chích hút làm cho lá bị quăn, quả bị chai sần không lớn được ảnh hưởng đến mẫu mã của quả thương phẩm hoặc làm rụng quả non. Cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp phấn xuất hiện quanh năm trên các vườn Na, gây hại nặng vào mùa nắng.

Sâu đục quả: Thành trùng là loài bướm có màu nâu xám, cánh trước có màu xanh ánh kim. Sâu non có màu đen, khi phát triển đầy đủ, sâu non dài khoảng 20 - 22mm. Sâu non mới nở ra bắt đầu cắn đục vào bên trong thịt quả, sau đó đùn phân ra bên ngoài vỏ quả. Thường một quả có nhiều sâu phá hại.

Giòi (ruồi) hại quả: Giòi màu trắng, không chân, thon dài. Sau khi nở giòi đục và gây hại trong quả na. Trưởng thành có màu vàng với vết sẫm màu ở trên ngực và bụng.

Bệnh thán thư: Là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây na. Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và quả. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm nâu hình tròn, xung quanh viền vàng, lâu dần hoá thành các vòng đen đồng tâm chứa các bào tử nấm. Trên ngọn, bệnh làm khô búp, hoa và quả. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần.

Bệnh thối rễ: Do nấm Fusarium solani gây ra. Cây bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém dần, lá vàng và rụng, quả ít và nhỏ. Nấm sống trong đất phá hoại bộ rễ, hạn chế sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Bị hại nặng lâu ngày bộ rễ có thể bị hư hại hoàn toàn làm cây bị chết.

  1. Cách phòng trị:
Cách phòng trị sâu bệnh hại trên cây na
  • Rệp sáp phấn:

Sau khi thu hoạch, tỉa xén cành làm cho vườn thật thông thoáng đồng thời loại bỏ cành đã bị nhiễm rệp sáp.

Khi mật độ rệp cao, có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Amamecin, Imidacloprid. Phun theo hướng dẫn trên bao bì.  Nên phun 2 lần liên tiếp cách nhau 7 - 10 ngày và chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

  • Sâu đục quả

Khi Na có quả, cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu kịp thời. Loại bỏ những quả bị sâu ra khỏi vườn. Sử dụng một trong các loại thuốc như sau: ViTako, Divin… phun heo hướng dẫn trên bao bì.

  • Ruồi

Dọn vệ sinh vườn sạch sẽ, hạn chế sử dụng quá nhiều phân hóa học và thuốc hóa học,  phân bón cần kết hợp phân hữu cơ vi sinh và bón NPK cân đối.

Dùng bẫy pheoromon, bẫy dính vàng: Khi cây đậu quả, treo bẫy dẫn dụ để diệt ruồi trưởng thành, treo 3-5 bẫy cho 1.000m2. Thường xuyên kiểm tra cứ 7-10 ngày đổ bỏ xác ruồi chết trong bẫy và tẩm thêm thuốc mới vào bẫy, tiếp tục treo lên cây

Khi quả na to với đường kính 3-5cm , dùng túi vải không dệt, bọc quả để hạn chế ruồi đục quả và rệp sáp hại quả na.

  • Bệnh thán thư

Phun ngừa từ khi quả còn nhỏ đến trước khi thu hoạch 10 ngày. Nên phun định kỳ khoảng nửa tháng một lần, có thể sử dụng các loại thuốc: Metalaxy, Rhidomin….

  • Bệnh thối rễ

Biện pháp phòng trị : Không để vườn na bị đọng nước vào mùa mưa. Hàng năm, bón bổ sung vôi và dùng thuốc Bordeaux hoặc các loại thuốc gốc đồng tưới vào gốc 2 - 3 lần để hạn chế bệnh gây hại.

Trên đây là thông tin về một số sâu bệnh hại cây na và cách phòng trị, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com 

Bình luận

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Vải thiều trúng mùa, sản lượng dự kiến đạt 165.000 tấn

Mô hình nuôi cá chốt tại Long An mang lại hiệu quả kinh tế cao

Vai trò nền tảng của nông nghiệp nhìn từ củ ấu

Bình Điền - Tự hào thương hiệu Việt góp sức xây dựng, phát triển TP.HCM

Canh tác lúa giảm phát thải phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu Đồng bằng sông Cửu Long

Trồng "rau vua" măng tây xanh thành công ở Bắc Kạn, nông dân bán đắt hàng

Hậu Giang: Nắng nóng gay gắt, thiếu nước cục bộ ở nhiều nơi

Giá mía, khoai mì xuống thấp, nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu lo mất trắng

Lý do xuất khẩu rau quả việt nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng

Giá heo hơi tăng cao: Có nên tái đàn lợn lúc này? Cơ hội và rủi ro cần cân nhắc

Giữ vững niềm tin và chất lượng cho trái sầu riêng

Kỹ thuật làm chuồng chăn nuôi tắc kè gai đen Miền Bắc tiết kiệm chi phí

Cách làm chuồng chuẩn nhất để nuôi chồn mốc sinh sản

Người dân Mù Cang Chải "hốt bạc" nhờ mạnh dạn trồng 1 loại cây 'hot trend" thay thế cây vụ đông truyền thống

Chanh mất giá, nông dân Đồng Tháp nỗ lực "giữ sức" cho cây chanh chờ giá

Bí mật vườn "hái ra tiền" quanh năm của nông dân Đắk Lắk

Bắc Kạn nâng tầm sản phẩm OCop thông qua việc xây dựng vùng nguyên liệu chuẩn VietGAP

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả cao

Loay hoay xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Vườn dâu tây gắn với du lịch trải nghiệm hút khách ngay giữa lòng thành phố Hòa Bình

Trồng mè thích ứng mùa khô - Hướng đi bền vững của nông dân Đồng Tháp

Lưu ý khi thụ phấn bổ sung cho bưởi Phúc Trạch để đảm bảo đậu quả cao

Tiêu được giá mất mùa, người trồng tiêu Đắk Lắk lo "mất ăn mất ngủ"

Bài học "xương máu" từ vụ sầu riêng mất giá

Nuôi cá lồng trên dòng sông Năng ở huyện Ba Bể, nhiều nông dân thu cả chục triệu đồng mỗi lồng

Nông dân miền Tây phát huy kinh nghiệm né mặn

Trồng nho cải tiến ở Đồng Tháp: Người dân phủ bạt nilon kết hợp giàn thép kiểm soát sâu bệnh hiệu quả

"Làm đẹp" cho quất cảnh, người dân thu bạc triệu mỗi ngày

Cao Bằng: Tập trung hỗ trợ phát triển các mô hình làm vườn

Hải Dương: Triển vọng niên vụ vải 2025

Gia Lai: Nông dân liên kết sản xuất thông qua các tổ hợp tác, nông hội

Nông dân Hà Giang chuyển đổi sang trồng hoa tăng thu nhập

Hải Dương: Vải Thanh Hà ra hoa đạt 98%

Bà Rịa-Vũng Tàu: Giá heo tăng cao, người chăn nuôi phấn khởi tái đàn

Ngành nông nghiệp Cần Thơ khuyến nghị gì trong sản xuất nông nghiệp khi xuất hiện mưa trái mùa?

Ninh Bình: Tăng cường tái đàn gia súc, gia cầm

Chuyển động Nhà nông 22/2: Ngư dân Quảng Ngãi mất mùa cá ngừ đại dương

Trồng mồng tơi lấy hạt, ít công chăm sóc nhưng cho hiệu quả cao

Thái Nguyên: Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ lúa xuân

Chuyển động Nhà nông 20/02: Thủ tướng yêu cầu các Bộ triển khai giải pháp hỗ trợ nông dân

Thừa Thiên Huế: Nông dân thoát nghèo từ các mô hình trang trại

Nông dân Sóc Trăng thận trọng trong vụ Tôm nước lợ 2025

Chuyển động Nhà nông 18/02: Giá heo hơi bất ngờ quay đầu giảm

Chuyển động Nhà nông 15/2: Giá su su và cà rốt ở Nghệ An "rơi tự do" sau Tết

Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung chăm sóc lúa vụ Đông Xuân trước thời tiết thay đổi bất thường

Không khí lạnh tăng cường, nông dân Mù Cang Chải dùng nhiều biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi

Chuyển động Nhà nông 11/2: Đã có kết quả xét nghiệm mẫu trâu chết tại Quảng Trị

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng