SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số lưu ý khi cắt tỉa cành tạo tán cho cây ổi

Thiện Mỹ - Đình Vũ
.
06:00, 28/03/2024

Để đảm bảo năng suất khi trồng cây ổi, đặc biệt để cây cho quả to, đều và quả ngọt, cây ít bệnh tật,... bà con có thể tham khảo cách cắt tỉa cành tạo tán trong chương trình Sổ tay Nhà nông ngày hôm nay!

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Cách tỉa cành tạo tán cho cây ổi tạo trái to và đều
  1. Lợi ích của cắt tỉa cành tạo tán cho cây ổi
1. Lợi ích của cắt tỉa cành tạo tán cho cây ổi

Khi cây bắt đầu trồng đến khi ra hoa quả, hoạt động chủ yếu là tạo bộ rễ, hình thành thân chính và bộ khung cành lá. Tuy nhiên, nếu để cây tự phát triển thì các cành không đều nhau, cành khỏe, cành yếu. Cành yếu bị che khuất nên không có quả, còn cành khỏe lại mang quá nhiều quả vừa bị kiệt sức, ảnh hưởng chất lượng vừa dễ bị gẫy đặc biệt khi gió to.

Mục đích tạo hình, tỉa tán là làm cho bộ khung cây vững chắc, tạo ra nhiều cành, nhánh hữu hiệu, tạo không gian mở giúp cho cây phát triển tốt. Cắt tỉa bớt các cành vô hiệu, cành sâu bệnh sẽ tạo cho vườn cây thông thoáng, giúp nhà vườn dễ chăm sóc, thu hoạch, hạn chế được sâu bệnh hại. Thông qua tạo hình, tỉa tán chúng ta không chế được chiều cao, đường kính tán và mật độ phù hợp để giúp cây sinh trường, phát triển tốt.

Tỉa cành tạo tán sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu nếu muốn có năng suất và sản lượng vụ sau. Năng suất thực vật nói chung và cây ăn quả nói riêng được hình thành từ bộ lá để tiến hành quang hợp chuyển năng lượng mặt trời thành các vật chất hữu cơ.

  1. Cách tỉa cành tạo tán cho cây ổi cho trái to và đều
2. Cách tỉa cành tạo tán cho cây ổi cho trái to và đều

Để dễ chăm sóc và thu hoạch quả, nhất là các vườn trồng ổi chuyên canh thì cần khống chế chiều cao cây. Chiều cao cây 3 – 4 năm tuổi nên khoảng 1,5m; 5 – 6 năm tuổi cao 1,6 – 1,7m và 7 – 8 năm tuổi cao 2m.

Xác định cành cần tỉa: Cành vượt mọc đứng, cành bên trong tán; Cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh; cành khô. Cành mọc quá gần mặt đất; Cành mọc đan chéo nhau; Cành già không còn khả năng cho quả; Cành ở ngoài tán…Các ngọn cành ở độ cao 1m, Các cành ngọn 5-10cm

Sau khi thu hoạch cắt các cành sau:

Cắt bỏ những cành mọc xà, cành mọc ở dưới không cho trái hoặc trái nhỏ. Cắt bỏ những cành la, cành vượt không cho trái, những cành mọc cao quá cũng cần bỏ. Tỉa bỏ những cành mọc chồng chéo lên nhau tạo tán cây thông thoáng và sử dụng tốt ánh sáng mặt trời. Tỉa bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh. Trường hợp nhánh ổi chưa ra hoa, dùng kéo bấm bỏ đọt sao cho trên nhánh đó chỉ còn mang 3 cặp lá kép. Đối với nhánh ổi đã ra hoa, nếu thấy mới có 1 cặp hoa (nụ) thì bấm bỏ đọt nhưng chừa phía trên cặp hoa đó một cặp lá để có thể ra thêm một cặp nụ mới từ cặp lá đó. Sau khi trên nhánh ổi có đủ 2 cặp nụ thì cắt đọt hết, không chừa cặp lá nào phía trên cặp nụ trên cùng nữa để nhánh ổi có thể tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

  1. Chăm sóc cây ổi sau cắt tỉa cành
3. Chăm sóc cây ổi sau cắt tỉa cành

Sau khi cắt cành xong cần kiểm tra gọt nhẵn vết cắt. Kiểm tra các vết cắt không đúng kỹ thuật để xử lý ngay.

Quét sơn, vôi hoặc một loại thuốc trừ nấm cho vết cắt có đường kính ≥ 1cm. Hoặc có thể dùng băng keo nilon cuốn vết cắt cành lại cho nước và sâu bệnh không tấn công vào vết thương.

Nếu cắt ngọn để khống chế chiều cao cây: Quét hỗn hợp Agri-fos + Mancozeb để phòng bệnh và dùng vỏ chai thuốc cắt đôi rồi úp lên vết cắt.

Trên đây là thông tin về cách tỉa cành tạo tán cho cây ổi tạo trái to và đều, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com 

Bình luận

Tin cùng chuyên mục

Chăn nuôi gà đạt chuẩn Halal, hướng đi mới của một nông dân ở Hà Nội

Lào Cai: Tăng cường hoạt động bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp

Chuyển động Nhà nông 17/12: Giá ca-cao thế giới tiếp tục tạo đỉnh lịch sử

Ảnh hưởng bão lũ, giá hoa, cây cảnh Tết Nguyên Đán 2025 được dự báo tăng cao so với mọi năm

Ứng dụng công nghệ, nâng cao giá trị nông sản

Chuyển động Nhà nông 14/12: Đất nhiễm mặn gia tăng, đe dọa sản lượng lương thực toàn cầu

Chuyển động Nhà nông 12/12: Bắc Giang khuyến khích khởi nghiệp trong nông nghiệp

Trồng nấm từ phế phụ phẩm nông nghiệp: Giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển động Nhà nông 10/12: Xử phạt nhiều tàu cá ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình

Lâm Đồng: Tìm giải pháp phát triển nhà kính nông nghiệp bền vững

Nhà kính nông nghiệp ở Lâm Đồng: Lợi nhuận lớn nhưng lại là mối lo của cả nhà nông và nhà quản lý

Chuyển động Nhà nông 7/12: Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác

Phế phụ phẩm nông nghiệp: Nguồn tài nguyên tái tạo, phát triển nông nghiệp hữu cơ, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Chuyển động Nhà nông 5/12: Hơn 2.000 hợp tác xã có sản phẩm OCOP

Chuyển động Nhà nông 3/12: Thủ phủ hoa lay Quảng Ngãi ơn hối hả xuống giống vụ Tết

Tận dụng lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp ở Vĩnh Phúc

Chuyển động Nhà nông 30/11: Xuất khẩu thuỷ sản tháng 11 đạt gần 1 tỷ USD

Nuôi cá nước lạnh: Phát huy lợi thế tự nhiên, góp phần tăng trưởng kinh tế

Chuyển động Nhà nông 28/11: Trồng mới 1.845 ha rừng để thực hiện dự án hồ Ka Pét

Biện pháp bảo quản cà phê sau thu hoạch

Trông cây Cát Sâm, hướng đi mới trong phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Bắc Kạn

Trà hoa vàng, loại dược liệu quý sẽ được Bộ NNPTNT hướng dẫn chi tiết cho nông dân

Chuyển động Nhà nông 26/11: Giá cà phê thế giới và trong nước cùng tăng mạnh

Video: Lắng nghe nông dân nói để tháo gỡ nhiều vấn đề "nóng" về đất đai, môi trường

Chuyển động Nhà nông 23/11: Việt Nam - Nhật Bản mở ra kỷ nguyên mới trong kết nối nông nghiệp công nghệ cao

Kết nối chuỗi cung ứng: Đưa nông sản Việt vươn tới thị trường quốc tế

Nông nghiệp gắn với du lịch – giải pháp tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Chuyển động Nhà nông 19/11: Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau cơn bão số 3

NÔNG THÔN XANH: “Hô biến” phế phẩm từ cây chuối thành sản phẩm xanh thân thiện với môi trường

Những sản phẩm chế biến từ cá nước lạnh ở Sa Pa

Chuyển động Nhà nông 16/11: Gia Lai yêu cầu làm rõ việc lợn giống cấp cho hộ nghèo, cận nghèo bị chết

Nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân vùng cao Nậm Khắt tăng thu nhập

Chuyển động Nhà nông 14/11: Hơn 400 hồ chứa bị hư hỏng chưa được bố trí vốn để sửa chữa

Nông dân ĐBSCL tập trung xuống giống vụ lúa đông xuân

Một tỉnh miền núi có thêm hàng chục sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024

Một loài ong không biết đốt, có mật ngon được nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu nuôi thành công

Nhà vườn Lâm Đồng thận trọng xuống giống vụ hoa Tết

Đà Lạt: Đẩy mạnh phát triển mô hình nông nghiệp thông minh

QR Code truy xuất nguồn gốc phân bón Lâm Thao - giải pháp “vàng” tạo niềm tin nơi bà con nông dân

Chuyển động Nhà nông 12/11: Các địa phương quản lý chặt chẽ tàu thuyền ra khơi để ứng phó bão số 8

Ghé thăm Vườn thực nghiệm rộng 600m2 của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát & Hóa chất Lâm Thao

Trồng lúa giảm phát thải vụ Đông Xuân, nông dân kỳ vọng lợi nhuận tăng

Chuyển động Nhà nông 9/11: Thái Lan thông tin về độ an toàn của nho sữa nhập khẩu từ Trung Quốc

Chuyển động Nhà nông 7/11: Giá tôm thương phẩm bấp bênh, nhiều rủi ro mùa mưa bão

Rừng Bắc Kạn tiềm năng, thách thức và hội nhập (Bài 4): Để người trồng rừng "sống khoẻ" nhờ rừng

An Giang thu hoạch gần 27.000 ha lúa Thu Đông

Rừng Bắc Kạn tiềm năng, thách thức và hội nhập (Bài 3): Gỗ Bắc Kạn nguy cơ “bại” trên sân nhà

Chuyển động Nhà nông 5/11: Hơn 570 ha lúa ngập sâu sau trận mưa lớn nhất 40 năm qua tại Bạc Liêu