SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số sâu bệnh hại cây cà chua và cách phòng trừ

06:00, 21/03/2024

Cà chua là giống cây dễ trồng, tuy nhiên cũng không tránh khỏi các loại sâu bệnh gây hại trên cây trồng. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số sâu bệnh hại cây cà chua và cách phòng trừ.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số sâu bệnh hại cây cà chua và cách phòng trừ

 

1. Bọ trĩ

Bọ trĩ

Đặc điểm hình thái và triệu chứng:

- Bọ trĩ rất nhỏ, mang 4 cánh dài, hẹp, màu vàng nhạt, thân dài khoảng 1mm.
- Sâu non chích hút ở lá non để lại những đốm tròn trong như giọt dầu, ở giữa có một chấm vàng, lúc đầu vàng trắng, sau biến thành nâu đen.Khi bị hại, các chồi non, lá non, nụ hoa không phát triển, cánh hoa bị quăn lại.
- Bọ trĩ thường phát triển và gây hại nặng trong mùa khô.
Biện pháp phòng trừ:
- Chăm sóc để cây sinh trưởng phát triển tốt hạn chế sự gây hại của bọ trĩ.
- Có thể sử dụng một số loại thuốc sau: Abamectin (Silsau 1.8EC, 3.6EC) Spinetoram (Radiant 60SC)

2. Sâu đục trái cà chua

Sâu đục trái cà chua

Đặc điểm hình thái và triệu chứng:

- Trưởng thành là loài bướm có kích thước 18 - 20mm, sải cánh rộng 30 - 35mm, màu nâu nhạt, trên cánh trước có các đường vân rộng màu xanh thẫm.
- Sâu non có màu xanh lá cây, hồng nhạt hoặc nâu sẫm. Trên thân có một dải đen mờ dài, đẫy sức dài 40mm.
- Sâu non phá hại các búp non, nụ hoa và đục vào trái, vết đục gọn, không nham nhở. Sâu đục đến đâu đùn phân ra đến đó, một nửa thân nằm bên ngoài, một nửa nằm trong quả.
- Các lá và chùm hoa bị sâu non ăn có thể bị gãy làm giảm số lượng trái sau này.
- Khi sâu non xâm nhập vào trái, thường làm trái bị thối, giảm chất lượng sản phẩm khi thu hái.
Biện pháp phòng trừ:
- Thu gom và tiêu hủy triệt để quả đã bị sâu đục tiêu hủy.

3. Đốm vi khuẩn

Đốm vi khuẩn

Triệu chứng gây hại:

- Bệnh gây hại trên lá, thân và quả từ khi cây còn nhỏ đến khi thu hoạch.

- Trên lá vết bệnh là những vết nhỏ trong mờ dạng giọt dầu, sau chuyển màu nâu đen, xung quanh màu vàng. Phần giữa đốm bệnh khô dần và thường bị rách.
- Trên thân vết bệnh có màu xanh tối, không có hình dạng nhất định, nhìn hơi ướt, về sau chỗ vết bệnh có màu nâu và khô đi.
- Trên quả vết bệnh là những đốm nhỏ, màu nâu đen, ướt, hơi nhô lên mặt quả còn xanh. Trên quả chín bệnh tạo thành những quầng màu xanh đậm, ướt, đường kính 3-6mm.

 Biện pháp phòng trừ:
- Dùng hạt giống sạch bệnh
- Vệ sinh đồng ruộng thật kỹ trước khi trồng.
- Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc Bismerthiazol (Anti-xo 200WP). Ngoài ra có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc gốc đồng và gốc kháng sinh để phòng trừ.

 4. Bệnh đốm vòng

230803_5.png

 

Triệu chứng:

- Bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng và trên các bộ phận của cây.
- Trên lá: vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở các lá già phía dưới, sau lan dần lên các lá trên. Vết bệnh hình tròn hoặc có cạnh, màu nâu sẫm, trên đó có các vòng tròn đồng tâm, màu đen.
- Trên quả: vết bệnh xuất hiện đầu tiên ở cuống hoặc tai quả, hình tròn màu nâu sẫm, hơi lõm xuống và cũng có vòng đồng tâm màu đen.
- Trên thân: vết bệnh màu nâu, hơi lõm và có đường tròn đồng tâm.

 Biện pháp phòng trừ:
- Dùng giống kháng bệnh
- Luân canh cây trồng khác họ
- Vệ sinh đồng ruộng
- Dùng các loại thuốc: Mancozeb ( Manzate® - 200 75WG ) Prochloraz (Mirage 50 WP), Tebuconazole (Forlita 250 EW), Zineb (Zineb Bul 80WP), Ziram (Ziflo 76WG).

Trên đây là thông tin về một số sâu bệnh hại cây cà chua và cách phòng trừ, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com

Bình luận

Tin cùng chuyên mục

Chuyển động Nhà nông 20/9: Cảnh báo đợt lũ lớn trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Trị

Hướng dẫn: Tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường, phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm

GÓC CHUYÊN GIA: Thời vụ lý tưởng để trồng hoa cúc là khi nào?

Ngư dân Thái Bình vươn khơi sau bão

Sổ tay Nhà nông: Kỹ thuật bón phân giúp hoa cúc cho nhiều bông, nở đẹp

Chuyển động Nhà nông 19/9: Ngành dừa đang bị đe dọa tàn phá do sâu đầu đen

Hướng dẫn: Sửa chữa, gia cố lồng bè nuôi cá sau mưa bão

GÓC CHUYÊN GIA: Cây hoa cúc bị vàng lá, nguyên nhân do đâu?

Sổ tay Nhà nông: Bí kíp giúp hoa cúc tươi lâu sau thu hoạch

Trồng hồng đặc sản không hạt, nông dân Phú Thọ khỏi lo đầu ra

Cây cảnh chết rũ, thiệt hại tiền tỉ, người dân làng hoa Phụng Công khóc ròng

Chuyển động Nhà nông 18/9: Bắc Kạn công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên toàn tỉnh

Hướng dẫn: Phục hồi những loại cây ăn trái bị gãy đổ, ngập úng sau bão lũ

GÓC CHUYÊN GIA: Hướng dẫn dựng dàn cho cho vườn hoa cúc bị ảnh hưởng bởi mưa bão

Sổ tay Nhà nông: Chuẩn bị đất trồng hoa cúc sau mưa lũ cần lưu ý điều gì?

Chuyển động Nhà nông 17/9: Sau hàng loạt vụ sạt lở nghiêm trọng, đề xuất xây dựng bản đồ cảnh báo tới từng thôn, bản

Trồng nấm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, một hợp tác xã ở Đà Nẵng có doanh thu tiền tỷ

Hướng dẫn: Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường khi nuôi tôm thương phẩm

Chuyển động Nhà nông 16/9: Triển khai chương trình “Hàng hóa không lợi nhuận dành cho bà con, các tổ chức cứu trợ vùng lũ”

GÓC CHUYÊN GIA: Phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây hoa cúc sau ngập úng

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Phương pháp nhân giống hoa cúc nhanh chóng phục hồi sản xuất sau lũ

Chuyển động Nhà nông 15/9: Hơn 1.000 tỷ đồng ủng hộ khắc phục bão lụt qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Nông dân Văn Yên nhanh chóng ổn định sản xuất nông nghiệp sau lũ

Chuyển động Nhà nông 14/9: Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, tăng giá bất hợp lý sau bão Yagi

Chuyển động Nhà nông 13/9: Siêu thị tăng nguồn cung thực phẩm từ miền Nam ra miền Bắc

Chuyển động Nhà nông 12/9: Hà Nội không chủ quan dù nước sông Hồng đã rút xuống dưới mức báo động 2

Chuyển động Nhà nông 11/9: Hơn 124.500 ha lúa bị ngập úng tại Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội

Chuyển động Nhà nông 10/9: Hà Nội giữa đêm phát lệnh báo động lũ mức III trên sông Cầu

Hướng dẫn: Gia cố bờ bao, bảo vệ ao cá trước mưa lũ

GÓC CHUYÊN GIA: Những bệnh thường gặp ở cây hoa cúc và cách phòng bệnh

Sổ tay Nhà nông: Cây hoa cúc bị thối thân, thối rễ sau mưa lũ, bà con nông dân cần làm gì?

Chuyển động Nhà nông 9/9: Đợt lũ lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa gây thiệt hại lớn về người và tài sản

Hội viên nông dân Lào Cai được nhận hàng tấn cá giống quý

Chuyển động Nhà nông 8/9: Hàng nghìn ha lúa, hoa màu của nông dân Hà Nội bị thiệt hại do bão số 3

Chuyển động Nhà nông 7/9: Dự báo 22.000-32.000ha sản xuất nông nghiệp sẽ bị ngập úng do bão số 3

NÓNG: Siêu bão Yagi sẽ gây mưa rất lớn, gió giật cấp tới cấp 17 và nước dâng cao

Chuyển động Nhà nông 6/9: 1 triệu ha lúa mùa có nguy cơ ảnh hưởng do bão số 3 (Yagi)

Hướng dẫn: Bảo vệ cá lồng trước cơn bão số 3 (Yagi)

Hướng dẫn: Những điều cần lưu ý chuẩn bị cho ao nuôi tôm, cá khi bão số 3 đổ bộ

GÓC CHUYÊN GIA: Những điều cần lưu ý khi bón đạm cho hoa đồng tiền

Sổ tay Nhà nông: Cách trồng hoa đồng tiền đơn giản, hiệu quả

Chuyển động Nhà nông 5/9: Cẩn trọng bùng phát sâu bệnh hại sau bão số 3

GÓC CHUYÊN GIA: Vì sao cây hoa đồng tiền hay bị thối rễ?

Sổ tay Nhà nông: Trồng hoa đồng tiền bằng phương pháp gieo hạt cần lưu ý điều gì?

Chuyển động Nhà nông 4/9: Mưa lớn gây ngập lụt nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp tại Bình Thuận

Hướng dẫn: Phòng trừ sâu đục thân bảo vệ lúa mùa

Máy “dọn đồng” phát huy hiệu quả trên những cánh đồng ở Hà Tĩnh

Một ông nông dân ở Hòa Bình "bỏ túi" hơn trăm triệu đồng/năm nhờ trồng cây thanh long