Chuẩn bị ao nuôi tốt sẽ giúp đàn cá của bà con nông dân phát triển khoẻ mạnh, phòng tránh bệnh tật và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại khi chăn nuôi. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi chuẩn bị ao nuôi cá chép.
1. Chọn ao nuôi:
Như các ao nuôi cá khác, điều kiện cho ao để nuôi cá chép là: đất không bị chua mặn, gần nguồn nước sạch, không có mạch nước ngầm độc hại gây chết cá. Ao nên đào theo hình chữ nhật (chiều dài gấp rưỡi hoặc gấp 2 chiều rộng) gần chuồng trại chăn nuôi, gần gia đình để tiện quản lý, gần đường giao thông để dễ vận chuyển cá giống và bán cá khi thu hoạch. Môi trường ao nuôi cá luôn thoáng sạch, không bị ô nhiễm, nhiệt độ nước giao động khoảng 20 - 30oC, nước ao luôn có màu xanh nõn chuối (độ trong từ 10 - 20 cm), độ ph từ 6,5 - 8,5, oxy từ 3 - 8 mg/l, cỏ từ 3 - 10 mg/l, nước ao không được có H2S, hàm lượng NH4 nhỏ hơn 1 mg/l, hàm lượng sắt tổng cộng không vượt quá 0,2 mg/l và hàm lượng hữu cơ từ 10 - 20 MgO2/l.
2. Chuẩn bị ao nuôi trước khi nuôi cá, phải chuẩn bị ao theo các bước sau:
- Tu sửa bờ ao, kiểm tra đăng cống, phát quang bờ.
- Tát hoặc tháo cạn ao, dọn sạch bèo, cỏ, vét bùn (nếu lượng bùn quá nhiều), san phẳng đáy, lấp hết hang hốc ven bờ ao.
- Tẩy vôi khắp đáy ao, để diệt cá tạp và mầm bệnh, bầng cách rải đề từ 8 - 10 kg vôi bột cho 100 m2 đáy ao. Nếu trong ao nuôi vụ trước, cá tôm bị bệnh hoặc ao bị chua thì lượng vôi tẩy ao tăng gấp 2 lần (từ 15 - 20 kg/100 m2).
- Phơi ao khoảng 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao 30 - 40 kg phân chuồng đã ủ kỹ và 40 - 50 kg lá xanh (lá thân mềm để làm phân xanh) cho 100 m2. Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao. Dùng trâu bừa đáy ao 1 - 2 lượt cho phân xanh và lá lẫn vào bùn đồng thời lấp phẳng đáy ao.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Mưa nắng bất thường là nguyên nhân phát sinh bệnh dịch và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ đàn cá. Chính vì vậy, trong quá trình nuôi bà con cần đặc biệt lưu ý bảo vệ đàn cá khi thời tiết có những thay đổi liên tục. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu những biện pháp bảo vệ đàn cá khi mưa nắng bất thường.
Trong bối cảnh ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, việc trồng rau xanh mà không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã trở thành một xu hướng tất yếu. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu bọ trên cây rau mà không cần sửa dụng thuốc hoá học.
Chăm sóc cây na trong ba năm đầu đời là giai đoạn quyết định sự phát triển và năng suất của cây. Nắm vững các bí kíp tưới nước, bón phân, tỉa cành và phòng trừ sâu bệnh sẽ giúp cây na phát triển khỏe mạnh và cho trái ngọt bội thu. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu bí kíp chăm sóc cây na giai đoạn 3 năm đầu.
Cá trắm đen là một loài cá có giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh thành. Để đảm bảo năng suất chất lượng đàn cá, việc xây dựng một môi trường nuôi phù hợp là rất quan trọng. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách xây dựng môi trường nuôi phù hợp cho cá trắm đen.
Những căn bệnh thường gặp trên đàn cá trắm gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đàn cá nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu những căn bệnh thường xuất hiện trên đàn cá trắm và cách phòng trị.