Cá chép "ngửa bụng" cùng tro tàn trong ngày Táo quân về trời
Sáng ngày 14/1 (tức 23 tháng Chạp), người dân thả cá chép cùng chân nhang ra nhiều sông hồ ở Hà Nội. Tuy nhiên, những chú cá sau khi được thả xuống đã chết "ngửa bụng".
Từ khóa “23 tháng chạp”
Sáng ngày 14/1 (tức 23 tháng Chạp), người dân thả cá chép cùng chân nhang ra nhiều sông hồ ở Hà Nội. Tuy nhiên, những chú cá sau khi được thả xuống đã chết "ngửa bụng".
Hàng năm, cứ đến Tết ông Công ông Táo, chợ cá Yên Sở (Hà Nội) lại tấp nập bởi các tiểu thương và người dân tìm tới mua cá chép đỏ.
Càng gần tới ngày ông Công ông Táo, làng cá chép đỏ Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ) lại rộn ràng với vụ thu hoạch cuối cùng trong năm.
Ngày 23 tháng Chạp, rất đông người từ các nơi đổ về khu chợ Hàng Bè (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để mua "Gà ngậm hoa hồng" cúng ông Công, ông Táo. Theo ước tính, số lượng đơn hàng tăng gấp hàng chục lần so với ngày thường.
Theo tục lệ, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, sau khi làm mâm cơm cúng để tiễn đưa ông Công ông Táo về chầu trời, người dân tiến hành hóa vàng mã và mang cá chép ra sông, hồ thả.
Việc một số người dân Thủ đô thả cá chép kèm theo tro bụi trong dịp Tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp) đã khiến các "Phương tiện đưa ông Công, ông Táo về trời" vừa xuống nước đã lăn ra chết, gây ô nhiễm môi trường.
Sáng nay, 23 tháng Chạp âm lịch, người dân Thủ đô đã đổ xô ra các sông, hồ để thả cá chép vàng. Trước diễn biến của dịch covid-19, hầu hết mọi người đều tuân thủ việc đeo khẩu trang khi tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Sáng nay, 4/2 (23 tháng Chạp), người dân Hà Nội đổ xô ra các sông, hồ để thả cá tiễn ông Công ông Táo về trời. Tuy nhiên, nhiều nơi, người dân phóng sinh cá kèm xả rác ngay bên cạnh, khiến cho những chú cá, là "phương tiện" đưa ông Công ông Táo về trời vừa thả đã chết.
Mặc dù còn 2 ngày nữa mới đến lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp), nhưng thị trường đồ vàng mã tại Hà Nội trở nên nhộn nhịp từ sớm do tâm lý sợ dịch Covid-19.
Hoa kiểng Tết các loại như cúc mâm xôi, vạn thọ, hoa giấy miền Tây hay cúc đại đoá miền Trung đã được “xuống bãi” TP.HCM bán vào dịp này. Hầu hết thương lái, nhà vườn đang hồi hộp ngóng tin Covid-19, kỳ vọng dịch được kiểm soát vì làm cả năm chỉ trông mong vào có mấy ngày trước Tết.
Đến hẹn lại lên, từ ngày 20 tháng Chạp (âm lịch) hàng năm, khắp làng nuôi cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo nổi tiếng ở xứ Thanh lại tấp nập người mua kẻ bán, đâu đâu cũng rộn ràng tiếng cười nói. Mặc dù năm nay chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19, nhưng không khí nhộn nhịp nơi đây vẫn khiến người nông dân ấm lòng.