Nuôi trữ cá đồng trong mùa nước nổi, lợi nhuận gấp đôi

Mô hình nuôi trữ cá đồng sau vụ lúa là một hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp bền vững theo thuận thiện và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay.

Hậu Giang: Nông dân thả cá nuôi ruộng mùa nước nổi

Nước lũ từ thượng nguồn đang tràn về vùng ĐBSCL. Tại những vùng đất trũng của Hậu Giang đã mênh mông nước. Nước lũ khi về vùng hạ lưu này cứ dâng từ từ trên những cánh đồng nên người dân nơi đây thích gọi bằng cái tên thân thương là mùa nước nổi, cũng là mùa mà mọi người chờ đợi trong năm để thả cá lên đồng.

Ngư dân huyện đầu nguồn Hồng Ngự tất bật mưu sinh mùa lũ

Tại khu vực đầu nguồn ở huyện Hồng Ngự con nước đã bắt đầu tràn đồng, nhiều ngày qua, người dân ở huyện đầu nguồn Hồng Ngự, chuẩn bị sẵn sàng cho việc đánh bắt sản vật cũng như thực hiện các mô hình sinh kế thích ứng mùa nước nổi, mang lại nguồn thu nhập lúc nông nhàn.

Săn bắt chuột đồng mùa nước nổi

Thời điểm này, nước nổi ở vùng Đồng Tháp Mười đã tràn bờ đê, ngập đồng ruộng. Đây là lúc nông dân tỉnh Đồng Tháp săn bắt, mua bán chuột đồng để kiếm nguồn thu nhập cho gia đình lúc nông nhàn.

Đồng Tháp tiếp tục mở rộng diện tích trữ cá tự nhiên trong mùa nước nổi

Người dân miền Tây thường có câu nói: “Tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ”. Khi đã mở cống cho nước vào ngập đồng, cũng là lúc sản vật mùa nước nổi với nhiều loại cá, tôm theo con nước vào đồng ruộng, góp phần tạo sinh kế cho bà con nông dân nơi đây.

Nước mắm cá linh – Món quà mùa nước nổi

Cá linh là một trong những món đặc sản nổi tiếng ở miền tây sông nước vào mùa nước nổi. Từ cá linh, người dân miền Tây có thể chế biến nhiều món ngon như canh chua cá linh bông điên điển, mắm cá linh, cá linh kho mía... Đặc biệt, cá linh còn được chế biến thành nước mắm – loại mắm được coi là đặc sản nơi đây.

Nhộn nhịp phiên chợ đặc biệt giữa đồng nước nổi nơi đầu nguồn biên giới An Giang

Mùa nước nổi năm nay, ở thượng nguồn biên giới An Giang, nước về sớm hơn so với những năm trước. Trên các cánh đồng thuộc khu vực biên giới thuộc xã Phú Hội, huyện An Phú, nước đã về tràn đồng, một màu trắng xóa. Nước về cá cũng theo về. Đây cũng là lúc những phiên chợ nổi đặc biệt nơi đây được tổ chức.

Trồng ấu - mô hình hiệu quả mùa nước nổi

Mùa nước tràn đồng luôn là niềm vui của bà con nông dân miền sông nước. Bởi niềm vui được mùa tôm cá từ nghề đánh bắt, nông dân còn tận dụng được diện tích mặt nước trồng các loại thủy sinh cho hiệu quả kinh tế cao. Loại cây được đa số bà con lựa chọn đó là trồng ấu.

Về miền Tây thưởng thức bông súng mắm kho mùa nước nổi

Mỗi khi đến mùa nước nổi, người dân miệt sông nước Cửu Long lại cùng nhau ngân nga câu hát: “Muốn ăn bông súng mắm kho/ Về miền nước nổi ăn cho đã thèm”. Món ăn tuy dung dị nhưng ẩn chứa nét tinh túy, đậm đà bản sắc miền Tây Nam Bộ.

Nao lòng trước vẻ đẹp của mùa nước nổi An Giang

Mùa nước nổi hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu khi nước lũ từ thượng nguồn ồ ạt đổ về phía hạ lưu rồi ra biển lớn. Hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp ở đầu nguồn, là nơi đón lũ về sớm nhất.

Hậu Giang: Nuôi loài cá được ví như "sâm nước", đừng hỏi tại sao lão nông này giàu đến thế

Vào mùa nước nổi thì cá chạch lấu xuất hiện nhiều ở vùng đầu nguồn, nhưng từ nhiều năm nay, nước về ít, cá tự nhiên cũng không nhiều. Nhiều nông dân ở Hậu Giang đã mạnh dạn nuôi cá thương phẩm. Cũng lựa chọn loài thủy sản này, nhưng lão nông này lại làm giàu bằng hướng đi khác đầy táo bạo.

Nghề "Bà - Cậu", một nét văn hoá đặc sắc nơi sông nước miền Tây

Nghề “Bà – Cậu” là nghề của những người lênh đênh trên sông nước ở miền Tây, cuộc sống mưu sinh hoàn toàn dựa vào con nước. Những năm gần đây nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong mùa nước nổi dù không còn nhiều, nhưng vẫn là mùa đánh bắt, mang lại nguồn thu nhập cho những người theo nghề “Bà – Cậu”.