Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức cường sức đề kháng… cho cá đang là một trong những cách làm hiệu quả giúp nông dân nâng cao chất lượng và tăng năng xuất chăn nuôi. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi cá chép.
Cách sử dụng chế phẩm sinh học
- Thời gian xử lý vi sinh tốt nhất là lúc trời nắng và khi môi trường trong ao đã đủ lượng oxy hòa tan để các dòng vi khuẩn nhanh chóng được khởi động và nhân rộng sinh khối.
- Chỉ sử dụng các loại men vi sinh, chế phẩm sinh học của các công ty có uy tín chất lượng và có tên trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
Thu hoạch:
- Sau khi cá nuôi được 6 - 8 tháng, có thể thu tỉa những con đạt kích cỡ thương phẩm. Sau 10 - 12 tháng trọng lượng cá đạt trung bình 1,5 - 2kg/con có thể thu hoạch toàn bộ.
+ Phương pháp thu toàn bộ: Tháo 30% lượng nước trong ao, dùng lưới vét có chiều dài tối thiểu bằng chiều dài 1 cạnh bờ ao để kéo thu cá. Chỉ kéo thu cá trên từng phần diện tích ao, khi thu được phần lớn số lượng cá trong ao mới vét toàn bộ diện tích ao, sau đó bơm cạn, thu nốt số còn lại.
+ Phương pháp thu tỉa: tháo cạn nước 40 – 50 cm, kéo lưới thu tỉa cá lớn. Những con còn nhỏ thì giữ lại nuôi tiếp trong thời gian ngắn nữa sẽ cho kích cỡ thu hoạch vì lúc này mật độ cá trong ao thưa cá lớn rất nhanh.
- Trước khi thu hoạch 1-2 tuần nên tích cực thay nước giúp hạn chế mùi bùn, tạo màu sắc sáng bóng, nâng cao chất lượng cá thương phẩm.
- Trước khi hoạch cá cần chuẩn bị đủ dụng cụ và vật liệu, tùy theo sản lượng cá thu hoạch mà bố trí nhân lực cho hợp lý.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Chăm sóc cây na trong ba năm đầu đời là giai đoạn quyết định sự phát triển và năng suất của cây. Nắm vững các bí kíp tưới nước, bón phân, tỉa cành và phòng trừ sâu bệnh sẽ giúp cây na phát triển khỏe mạnh và cho trái ngọt bội thu. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu bí kíp chăm sóc cây na giai đoạn 3 năm đầu.
Cá trắm đen là một loài cá có giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh thành. Để đảm bảo năng suất chất lượng đàn cá, việc xây dựng một môi trường nuôi phù hợp là rất quan trọng. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách xây dựng môi trường nuôi phù hợp cho cá trắm đen.
Những căn bệnh thường gặp trên đàn cá trắm gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đàn cá nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu những căn bệnh thường xuất hiện trên đàn cá trắm và cách phòng trị.
Chuẩn bị ao nuôi tốt sẽ giúp đàn cá của bà con nông dân phát triển khoẻ mạnh, phòng tránh bệnh tật và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại khi chăn nuôi. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi chuẩn bị ao nuôi cá chép.
Để tăng năng suất mùa vụ và giảm thiểu chi phí chăn nuôi, nhiều bà con đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh cá trắm cỏ ghép cá chép bằng thức ăn công nghiệp. Mô hình đến nay đã cho hiệu quả kinh tế khá cao, bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật nuôi thâm canh hai loại cá này.