Bón phân đúng kỹ thuật và đúng liều lượng sẽ giúp cây mít Thái phát triển tốt, cho trái to, mẫu mã đẹp và đem về hiệu quả kinh tế cao hơn. Bà con nông dân hãy cùng tham khảo kỹ thuật bón phân theo từng giai đoạn trong chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay.
1. Kỹ thuật bón lót cho cây mít Thái
Bón lót mỗi hố 10 - 12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất.
2. Kỹ thuật bón phân cho cây mít Thái:
+ Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1-1,5 tháng bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 100-150 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn, mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất.
+ Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho trái kinh doanh, lượng phân tăng so với năm trước 0,5-1,0 kg/cây. Chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa. Trong thời gian quả đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400-500 g, kết hợp với phân bón lá 0-52-34 hoặc 10-52-17 phun cho cây 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần như vậy trái sẽ chính tập trung, màu thịt quả vàng hơn vàng mùi vị thơm ngon hơn.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Để tăng năng suất mùa vụ và giảm thiểu chi phí chăn nuôi, nhiều bà con đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh cá trắm cỏ ghép cá chép bằng thức ăn công nghiệp. Mô hình đến nay đã cho hiệu quả kinh tế khá cao, bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật nuôi thâm canh hai loại cá này.
Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức cường sức đề kháng… cho cá đang là một trong những cách làm hiệu quả giúp nông dân nâng cao chất lượng và tăng năng xuất chăn nuôi. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi cá chép.
Nuôi cá chép thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nếu quản lý nguồn nước và thức ăn không tốt rất dễ phát sinh dịch bệnh trên cá, dẫn đến dịch bệnh chết hàng loạt. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu cách phòng trị những căn bệnh này.
Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi nên đã được trồng khá phổ biến ở nước ta. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về cách trồng và chăn sóc loại cây ăn trái này.
Sâu đục thân, đục cành, rầy, rệp,... là những loại sâu bệnh thường xuyên xuất hiện trên cây mít Thái và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu cách phòng những loại sâu bệnh phổ biến này.