Cây xoài là giống cây rất phổ biến không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tuy nhiên để trồng cây xoài cần lưu ý một số điều để đạt được năng suất cao, chất lượng quả tốt. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật trồng cây xoài đơn giản mà hiệu quả trong số phát sóng hôm nay.
Trước khi trồng
Chuẩn bị đất: Đất trồng xoài cần có pH nằm trong khoảng 5,5-7. Riêng những vùng đất thấp, trước khi thực hiện kỹ thuật trồng xoài cần lên liếp cao sao cho nước ở thời điểm đỉnh sẽ cách gốc ít nhất 1m.
Xoài được nhân giống bằng nhiều phương pháp như: gieo hạt, chiết, ghép,… Nhưng phổ biến nhất là ghép cành. Đa số giống được ghép trên gốc ghép là giống xoài bưởi hoặc xoài hôi.
Để chọn cây xoài ghép đủ tiêu chuẩn đem trồng, cần chú ý: Bầu ghép không bị dập hay vỡ. Cây ghép sinh trưởng tốt và thân mập mạp. Cây ghép có chiều cao khoảng 40-50cm và đường kính 1cm (đo phía trên vết ghép khoảng 2cm). Cây ghép có từ 2-3 đợt lộc, lá xanh đậm và không có vết sâu bệnh.
Thời vụ và khoảng cách trồng
Xoài có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa. Tránh trồng xoài vào lúc nắng nóng hay rét đậm. Nếu trồng với số lượng ít có thể xuống cây vào nhiều mùa vụ khác nhau.
Vì xoài là cây có tán rộng, nên trồng thưa với khoảng cách 8x8m hay 10x10m. Cũng có thể trồng dày hơn với khoảng cách 5x6m rồi tỉa thưa dần khi cây lớn.
3. Kỹ thuật trồng xoài
- Cách nhân giống xoài: Phương pháp gieo hạt, phương pháp ghép cành
- Ghép áp
Tại vị trí ghép, dùng dao sắt cắt 1 lát dài 5-6cm trên cả gốc lẫn cành ghép. Sau đó đặt cành ghép vào gốc ghép và quấn băng keo (hoặc nilong) kín lại. Để tránh nước mưa thấm vào gây thối, nên bôi sáp hoặc nến xung quanh chỗ quấn dây. Sau 2-3 tháng các vết ghép đã dính liền và có thể cắt rời khỏi cây mẹ.
- Ghép mắt
Sau khi chọn được mắt ghép, cần cắt bỏ lá trên mắt và giữ nguyên phần cuống. Sau 2 tuần, phần nách có dấu hiệu mọc chồi thì cắt lấy mắt đem ghép. Tiếp theo là tiến hành ghép mắt theo kiểu chữ T. Rạch đường ngang dài 1-2cm, thêm đường dọc vuông với đường ngang tạo thành chữ T và lấy hết phần vỏ ngoài. Dùng tay nhẹ nhàng mở rộng miệng vết rạch rồi đưa mắt ghép vào. Cuối cùng dùng băng keo hoặc dây nilong quấn kín nơi ghép và chừa hở ngay chồi mọc.
Lưu ý
– Vết ghép cần được phủ kín để hạn chế thoát hơi nước cũng như tránh sự xâm nhập của nước mưa và nấm bệnh.
– Thường xuyên thăm vườn để kịp thời điều chỉnh độ ẩm phù hợp. Cần tỉa hết những chồi non mọc ra từ gốc ghép.
– Bổ sung dinh dưỡng hữu cơ lành tính cho cây. Kịp thời phát hiện sâu bệnh để loại bỏ bằng biện pháp cơ học, sinh học hoặc hóa học thích hợp.
Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật trồng cây xoài đơn giản mà hiệu quả, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con sẽ thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Những năm gần đây trái bưởi của Việt Nam không chỉ được tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính và đem về hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây bưởi để có những mùa bưởi bội thu.
Bón phân đúng cách sẽ giúp cây bưởi phát triển tốt, cho trái ngọt, mọng nước và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bà con hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật bón phân cho cây bưởi trong chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay.
Trái bưởi từ lâu đã rất thân thuộc với bà con nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản trái bưởi tươi lâu và giữ mẫu mã đẹp. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ chia sẻ tới bà con một số kỹ thuật bảo quản trái bưởi tươi lâu và đẹp mã.
Trong quá trình phát triển, cây bưởi rất dễ bị sâu bệnh tấn công khiến cho cây chậm lớn, quả biến dạng, lá quăn queo,… Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu các loại sâu bệnh gây hại trên cây bưởi và biện pháp phòng trừ.