Bên cạnh các yếu tố như con giống, thức ăn, bệnh tật,... thì chuồng trại cũng là một trong những yếu tố giúp đàn bò sinh truởng phát triển tốt. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật xây dựng chuồng trại nuôi bò.
Địa điểm
Chuồng được xây dựng ở khu đất cao ráo, thoáng mát, cuối hướng gió, thoát nước, tốt nhất là xa nhà ở, xa khu dân cư. Khi điều kiện chật chội thì cần bố trí hợp lý để có thể làm vệ sinh tốt được.
Tốt nhất là hướng nam, đông nam để có gió mát, tránh được gió mùa đông bắc, đủ ánh sáng. Nếu chuồng phải làm theo hướng đông bắc, tây bắc thì cần có rèm che.
Xây dựng
Nền: Mặt nền phải cao hơn sân vườn, tránh ẩm ướt, lầy lội. Nền có độ thoai thoải (không quá dốc) về phía sau để nước tiểu, nước rửa chuồng dễ thoát theo cống rãnh không đọng lại. Nền lát gạch, đất sét nện, láng xi măng nhưng đều phải có độ nhám, khía rãnh nhỏ chống trơn trượt cho bò bê.
Rãnh thoát nước: Phía trước và sau đều phải có rãnh thoát nước mưa và nước chùi rửa chuồng theo chiều dài của chuồng, khớp với giọt gianh của mái chuồng. Rãnh có độ dốc về phía nối liền với cống rãnh thoát nước nói chung, tránh cho nước chảy vào hố ủ phân. Rãnh phải to hơn để cho thoát nước tiểu, nước thải rửa chuồng lẫn phân. Lòng rãnh lọt lưỡi xẻng to 20 - 25 cm và láng xi măng lòng máng trơn. Có thể làm hố hứng nước rửa chuồng tưới cho cây trồng, nhưng chú ý ngăn nước mưa chảy vào hố.
Hố Phân: Ở chuồng trại có hố ủ phân chung cho các chuồng. Ở gia đình có hố phân có thể gần chuồng hoặc ở riêng góc vườn. Hố cần xây gạch, láng xi măng, hoặc đất sét cao hơn mặt đất và có nắp đậy để tránh nước mưa tràn vào và tránh mùi hôi. Quá trình ủ phân có thể trộn thêm rác dễ mục và rắc vôi bột cho từng lớp hoặc khi đảo hố (sẽ giảm mùi).
Mái chuồng: Chuồng có độ cao vừa phải như trên đã ghi để khi đã lợp mái tránh được gió lùa. Mái chuồng có độ dốc cho nước thoát nhanh và phủ ra tận hiên chuồng khớp với rãnh thoát nước. Chất lợp mái tuỳ điều kiện cụ thể của các nông hộ, có thể lớp tranh ngói, tấm lợp... Chú ý chống nóng mùa hè.
Tường vách chuồng: Có thể xây gạch, phên tre nứa, có cửa bảo đảm thoáng, mát mùa hè, thoáng ấm mùa đông, tránh được mưa gió tạ vào nền chuồng nhất là những tháng mưa dầm gió bấc phải được che chống rét.
Máng ăn, máng uống: Xây xi măng theo chiều dài chuồng và trước cửa chuồng, ở đáy máng có lỗ thoát nước để tiện chùi rửa chảy vào rãnh thoát nước nhỏ ở từng ô chuồng. Có thể làm máng ăn bằng gỗ hoặc đan tre nứa đều được, đủ cho cả nhóm bằng 1 máng hoặc 2 - 3 máng nếu ô chuồng rộng.
Kiểu chuồng
Kiểu chuồng: chuồng có độ cao từ nền lên xà ngang 3,2 - 3,5 m, chiều dài tuỳ theo yêu cầu.
Chuồng 2 dãy rộng 11 - 12 m. Các trang trại có qui mô chăn nuôi lớn thường làm chuồng 2 dãy để tiết kiệm diện tích và nguyên vật liệu xây dựng, cống rãnh,...
Chuồng 2 dãy đối đầu: Bò nhốt 2 bên đầu đấu với nhau, đường đi cho ăn ở 2 bên, ở giữa là lối đi làm vệ sinh.
Kiểu chuồng hai dãy phải xây dựng bằng nguyên vật liệu tốt, giá thành cao, lối cho bò ra thường hai hoặc một ở đầu hồi, có thể có sân rộng.
Chuồng một đãy rộng 6,5 - 7 m.
Kiểu chuồng này có thể 2 mái cân nhau, hoặc mái sau dài, mái trước ngắn. Lối đi cho bò ăn uống ở phí trước, lối dọn vệ sinh chuồng ở phía sau.
Chuồng kiểu này thường hẹp, nếu mái phía trước ngắn hay bị mưa hắt vào, cần có mành che khi cần thiết.
Trước chuồng ngăn các khoảng sân theo ô chuồng cho bò ra vào thoải mái, có thể để sân chung.
Ở các vùng có bãi cỏ rộng như miền núi, trung du có thể làm chuồng đơn giản, chỉ cần mái che mưa nắng cho bò. Bãi chăn được chia ô, quy định lịch chăn cho bò gặm cỏ và lùa chúng về chuồng cho ăn thêm, uống nước.
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Hiện nay có rất nhiều giống đà điểu như: Đà điểu Bắc Phi, đà điểu Somali, đà điểu Đông Phi,... Vậy nên trước khi nuôi, bà con cần tìm hiểu kỹ về những giống đà điểu này. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cung cấp cho bà con kiến thức về kỹ thuật này.
Đà điểu là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại cỏ, lá cây, rau củ và các loại hạt ngũ cốc hoặc ăn cám như ngỗng, gà,... Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau, thức ăn cũng sẽ thay đổi khác nhau. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho đà điểu theo từng giai đoạn.
Để nhân rộng quy mô, giảm tỷ lệ hao hụt và mang lại năng suất cao trong mô hình nuôi đà điểu, bà con cần nắm được kỹ thuật chăm sóc đà điểu ở giai đoạn sinh sản một cách chi tiết. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật nuôi đà điểu ở giai đoạn này.
Đà điểu là vật nuôi rất nhanh lớn, thời gian nuôi ngắn, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên trong quá trình nuôi, đà điểu rất dễ gặp một số bệnh về tiêu hoá và xương khớp do đặc tính giống loài và cách chăm sóc. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở đà điểu và cách phòng trị.