Cây đơn xanh tương đối dễ trồng. Tuy nhiên, khi trồng loại cây này bà con cần hiểu rõ những đặc tính riêng có của cây thì cây mới cho năng suất tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây đơn xanh trong số phát sóng hôm nay.
Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ:
Cây đơn ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp 18-26 độ C.
Ánh sáng:
Đơn xanh là cây ưa ánh sáng tán xạ, những nơi có ánh sáng cường độ mạnh cần trồng cây che bóng.
Đất:
Đơn xanh có thể trồng ở các loại đất như đất thịt, đất đồi thậm chí là đất sỏi đá cằn cỗi. Phù hợp với hầu hết với các điều kiện đất miền Bắc nước ta
Nước:
Cần bổ sung đầy đủ nước cho cây đơn xanh, nhất là vào thời kỳ ra hoa vì thời gian này cây cần nhiều nước nhất, thiếu nước ảnh hưởng đến dược tính của cây.
Độ ẩm:
Độ ẩm không khí trên 70% thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển. Khi mới trồng cần độ ẩm cao, nếu không mưa cần phải tưới nước thời kỳ này.
Làm cỏ:
Làm sạch cỏ thành băng dọc theo hàng đơn xanh với chiều rộng lớn hơn tán cây mỗi bên 0,5 m. Mỗi năm làm cỏ 5 - 6 lần. Có thể làm cỏ bằng tay để đảm bảo dược tính của cây, hoặc dùng các hoá chất diệt cỏ đối với các loại cỏ lâu năm, có khả năng sinh sản vô tính như cỏ tranh, cỏ gấu,… . Hóa chất diệt cỏ có hoạt chất glyphosate theo định lượng 4 - 6 l/400 - 500 l nước/ha. Phun vào lúc cỏ sinh trưởng mạnh (cỏ tranh cao 30 - 40 cm, cỏ gấu cao 10 - 15 cm). Hằng năm vào đầu mùa khô phải tiến hành diệt cỏ dại xung quanh vườn cây để chống cháy.
Cách trồng cây đơn xanh
- Hố được đào với kích thước 60 x 50 x 50 cm. Trộn đều lớp đất mặt với 5 - 10 kg phân chuồng hoai mục cùng với 0,5 kg phân lân và lấp xuống hố, công việc trộn phân lấp hố phải được thực hiện trước khi trồng ít nhất 1 tháng. - Ngay trước khi trồng tiến hành đào một hố nhỏ ở giữa, hố đã được lấp trước đó với kích thước: sâu 30 - 35 cm và rộng hơn bầu đất để có thể điều chỉnh cho các cây trồng được thẳng hàng. Nếu trồng 2 cây/hố thì hố phải được đào đủ rộng để có thể đặt hai bầu cây đơn xanh cách nhau 20 - 30 cm. Túi bầu được xé cẩn thận tránh làm vỡ bầu đất và cắt rễ cọc bị cong ở đáy bầu, mặt bầu được đặt thấp hơn mặt đất 10 - 15 cm (trồng âm). Dùng đất lấp dần và nén chặt xung quanh bầu đất, chú ý tránh làm vỡ bầu đất. - Trồng dặm kịp thời những cây bị chết và chấm dứt trồng dặm trước lúc kết thúc mùa mưa từ 1,5 đến 2 tháng. Khi trồng dặm chỉ cần móc hố và trồng lại trên các hố đã chết.
Trên đây là một số thông tin về cách nhận biết và sử dụng cây đơn, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã mang tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Giai đoạn bê sơ sinh và sau sơ sinh đến cai sữa là hai giai đoạn sức đề kháng còn yếu, dễ xảy ra chết non. Để giảm tỷ lệ chết non, bà con cần lưu ý một số điều khi chăm sóc bê giai đoạn này. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số lưu ý khi chăm sóc bê sơ sinh.
Chọn được giống tốt và phối giống đúng kỹ thuật là một trong những yếu tố quyết định kết quả của mô hình chăn nuôi bò. Chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật chọn giống và phối giống cho đàn bò để mô hình chăn nuôi của bà con đạt hiệu quả cao nhất.
Việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò sẽ đem lại cho bà con rất nhiều lợi ích như giảm mùi hôi, phòng bệnh, tránh bò ngã do trơn trượt,… Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hướng dẫn bà con cách làm đệm lót sinh học cho bò.
Cây đơn xanh là một loại cây thuộc họ cà phê, có dược tính tốt và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân đặc biệt là đồng bào người Dao sinh sống tại Ba Vì. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về loại cây dược liệu quý này.