Như nhiều loại cây trồng khác, cây đơn xanh cũng cần cung cấp đầy đủ phân bón và nước tưới để cây phát triển ổn định, cho dược tính cao và hiệu quả kinh tế tốt. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách bón phân và tưới nước cho cây đơn xanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
1. Cách bón phân cho cây đơn xanh
- Bón phân trực tiếp vào đất, quanh gốc cây đơn xanh, trước khi bón phân cần phải làm sạch cỏ dại. Đối cây mới trồng khoảng 1 năm, bón lót hỗn hợp phân chuồng cùng với phân NPK theo phương pháp rạch rãnh quanh tán cây, cách gốc khoảng 15 - 20cm, bón phân vào rãnh sau đó lấp đất sâu từ 3 - 5cm.
(Căn cứ định lượng phân bón, tùy theo mật độ trồng để tính toán điều chỉnh lượng phân cho phù hợp với từng mật độ trồng trên một đơn vị diện tích).
- Thời điểm bón: Tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng mà các đợt bón có thể vào các tháng khác nhau giữa các vùng.
Để đảm bảo cho vườn cây bền vững, năng suất cao, ổn tán. Bà con có thể sử dụng sản phẩm sinh học như các loại phân bón hữu cơ, phân chuồng hoai mục hoặc lá khô vun quanh gốc đơn xanh.
- Các năm sau đào rãnh về phía khác, không trộn phân đạm hoặc phân có chứa đạm với vôi, không bón vào những ngày nắng gắt.
2. Chế độ dinh dưỡng và tưới tiêu
Mùa khô cần tiến hành tưới nước cho cây đơn xanh, cây con 10 - 15 ngày 1 lần. Đơn xanh giai đoạn kinh doanh 20 - 25 ngày 1 lần. Khi tưới cần tưới tập trung để cây ra hoa đồng loạt.
Có thể tưới bằng “béc” hoặc tưới “dí” vào bồn tùy theo địa hình và nguồn nước ít hay nhiều. Tưới nhỏ giọt cũng là 1 biện pháp rất hay, giúp tiết kiệm nước tưới đồng thời bảo đảm cây luôn được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết
Tưới nước: Sau trồng phải chú ý ủ gốc giữ ẩm. Khi cây thiếu nước, cần tưới nước vào mùa khô tưới 3 - 4 đợt. Mỗi đợt cách nhau 20 - 25 ngày. Lượng nước tưới tuỳ thuộc vào tuổi cây. Năm trồng mới và 2 năm tiếp theo tưới 200 - 300m3/ha/1 lần tưới.
Các năm kinh doanh cần 400 - 500m3/ha/1 lần tưới: Riêng đợt tưới cho cây đơn xanh kinh doanh vào thời điểm mầm hoa đã phát triển đầy đủ cần tưới 600m3/ha/đợt đầu
Trên đây là một số thông tin về cách chăm sóc cây đơn xanh đạt hiệu quả kinh tế cao, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã mang tới cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Giai đoạn bê sơ sinh và sau sơ sinh đến cai sữa là hai giai đoạn sức đề kháng còn yếu, dễ xảy ra chết non. Để giảm tỷ lệ chết non, bà con cần lưu ý một số điều khi chăm sóc bê giai đoạn này. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số lưu ý khi chăm sóc bê sơ sinh.
Chọn được giống tốt và phối giống đúng kỹ thuật là một trong những yếu tố quyết định kết quả của mô hình chăn nuôi bò. Chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật chọn giống và phối giống cho đàn bò để mô hình chăn nuôi của bà con đạt hiệu quả cao nhất.
Việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò sẽ đem lại cho bà con rất nhiều lợi ích như giảm mùi hôi, phòng bệnh, tránh bò ngã do trơn trượt,… Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hướng dẫn bà con cách làm đệm lót sinh học cho bò.
Cây đơn xanh là một loại cây thuộc họ cà phê, có dược tính tốt và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân đặc biệt là đồng bào người Dao sinh sống tại Ba Vì. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về loại cây dược liệu quý này.
Cây đơn xanh tương đối dễ trồng. Tuy nhiên, khi trồng loại cây này bà con cần hiểu rõ những đặc tính riêng có của cây thì cây mới cho năng suất tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây đơn xanh trong số phát sóng hôm nay.