SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng cây vải đạt hiệu quả kinh tế cao
06:00, 08/04/2024
Cây vải là loại cây đặc sản của nhiều tỉnh như Bắc Giang, Hưng Yên,... và đã đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân trong nhiều năm qua. Chính vì vậy, việc chăm sóc cây vải cũng được nhiều nhà nông chú trọng. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật trồng cây vải trong chương trình hôm nay.
1. Chọn giống
Trồng cây vải thiều bằng phương pháp ghép được trồng trong túi bầu polietylen với kích thước tối thiểu: 10 x 22cm, sở hữu sức tiếp hợp tốt, cành và gốc ghép phát triển đều nhau, phần vết ghép phải được gỡ bỏ hoàn toàn dây ghép, bộ rễ phát triển và sinh trưởng tốt, không mang theo các loại sâu bệnh nguy hiểm. Đường kính gốc ghép cách mặt đất 2 cm là 0,8 – 1 cm, cành ghép từ 0,5 – 0,7cm, chiều dài cành ghép khoảng 30 – 40 cm và có từ 2 – 3 cành cấp 1 trở lên.
Vải thiều Thanh Hà: Quả gần tròn, vỏ đỏ vàng, hạt lép, ráo nước, ngọt thanh, có vị hơi chua, chín vào tháng 6.
Vải thiều Phú Hộ: Có 2 dạng quả là đít nhọn, hạt lép và quả đít bằng, hạt to; vỏ đỏ thắm, quả to, ráo nước, chín sớm hơn vải Thanh Hà 5 – 7 ngày.
Vải Xuân Đỉnh: Đặc tính gần giống vải Thanh Hà nhưng quả to hơn, màu đỏ thắm.
2. Chọn đất
Cây vải không kén đất, quan trọng là đất phải thoát nước, tầng đất dày. Đối với trồng bằng cành chiết, do rễ phát triển kém nên khi đưa lên đồi phải giữ ẩm tốt và đảm bảo cho cây khỏi lay gốc nhằm giúp tăng tỷ lệ sống sau trồng cao. Với đất đồi, cần chọn nơi có độ dốc thấp dưới 250C, phải trồng theo đường đồng mức.
Vải thiều không phải là loại cây kén đất, tuy nhiên, khi chọn đất cho cây cũng cần lưu ý chọn đất có khả năng thoát nước tốt và tầng đất dày.
Vải thiều bằng phương pháp chiết có bộ rễ kém phát triển, vì vậy, khi đưa cây lên đồi, bạn phải đảm bảo giữ ẩm tốt nhất có thể để cho gốc cây vững chắc, cố định và tăng tỷ lệ sống sót. Đồng thời, cũng nên chọn vị trí có độ dốc thấp và tiến hành trồng vải thiều theo đường đồng mức, trồng kết hợp một số cây chống xói mòn.
3. Thời vụ trồng
Vải được trồng vào 2 vụ chính là vụ xuân và vụ thu. Vụ xuân là vào tháng 3 – 4, vụ thu trồng vào tháng 8 – 9 hàng năm. Mật độ trồng là 400 cây/ha, khoảng cách trồng: 6m x 4m.
- Vụ xuân: Thời vụ trồng tốt nhất là tháng 3 - 4 hàng năm. Những tháng này ở miền Bắc thời tiết ấm áp, nắng nhẹ, do có mưa xuân nên độ ẩm không khí và độ ẩm đất rất thích hợp cho sự tái sinh rễ và chồi của cây con sau trồng.
- Vụ thu: Nên trồng vào các tháng 8, 9 và 10. Những tháng này ở miền Bắc tiết trời chuyển sang thu, nhiệt độ mát mẻ, mưa bão cũng giảm hơn các tháng ngay trước đó. Từ tháng 11 trở đi thì thời tiết trở nên lạnh khô không thích hợp cho việc trồng cây.
- Nếu chủ động được nước tưới thì có thể trồng mùa nào cũng được, trừ các tháng giá rét mùa đông.
Trên đây là thông tin về cách trồng cây vải đạt hiểu quả kinh tế cao, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông đã đem đến cho bà con những thông tin hữu ích. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Cây na không chỉ là loại cây quen thuộc với người Việt Nam với những trái ngọt mát và giàu dinh dưỡng. Để có được những trái na chất lượng và năng suất cao bà con cần nắm rõ những kỹ thuật cơ bản. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về nội dung này.
Việc bón phân cho cây na hàng năm là biện pháp kỹ thuật quan trọng góp phần khắc phục hiện tượng chóng tàn cỗi của cây, làm cho cây khoẻ, trẻ và hạn chế được sâu bệnh hại, tăng năng suất. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay tìm hiểu về cách bón phân cho cây na đạt hiệu quả kinh tế cao.
Cây na, một loại cây khá dễ trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, cách chăm sóc thì việc kiểm soát các loại sâu, bệnh hại trên cây trồng cũng rất quan trọng. Cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu Một số loại sâu bệnh trên cây na và cách phòng trị.
Giai đoạn ra hoa và đậu quả là giai đoạn quan trọng quyết định năng suất mùa vụ và chất lượng quả na. Bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc cây na trong giai đoạn này.